Ngành Kiến trúc - Mã ngành: 7580101

Ngành Kiến trúc là gì?

Kiến trúc là ngành học đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật, tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Công việc của một kiến trúc sư là thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc của một công trình và cung cấp những giải pháp về kiến trúc ở các lĩnh vực xây dựng khác nhau xuất phát từ nhu cầu thực tế về nơi ở, vui chơi, làm việc, đi lại… của con người.

👉 Các Trường đào tạo ngành Kiến trúc.

Ngành Kiến trúc luôn mang đến cho sinh viên cái nhìn đa chiều về các lĩnh vực nói chung và kiến trúc nói riêng giúp sinh viên có cơ hội nghề nghiệp cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau khi tốt nghiệp.

Học Ngành Kiến trúc là học gì?

Theo học ngành Kiến trúc, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về kiến trúc mỹ thuật như: công tác quy hoạch – thiết kế đô thị, khả năng lĩnh hội nghệ thuật kiến trúc, phương pháp luận sáng tạo, phương pháp sáng tác kiến trúc,… Ngoài ra, sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng chuyên môn như: kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thực hành thông qua sử dụng các công cụ, phần mềm chuyên dụng để thực hiện ý tưởng,  kỹ năng năm bắt tâm lý khách hàng... để vừa làm tốt công việc chính của một kiến trúc sư là tư vấn thiết kế, vừa có thể tự tin thuyết phục khách hàng.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng liên tục về nhu cầu thẩm mỹ cao của con người đối với không gian sống, làm việc và vui chơi giải trí. Trước tình hình đó, cùng với những lợi thế đầy tiềm năng, ngành Kiến trúc  đã trở thành một ngành nghề hấp dẫn của thời đại mới. Từ việc thiết kế các không gian, mô hình xây dựng cho đến nghiên cứu bố trí và sắp đặt không gian một cách hài hòa đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia am tường về kiến trúc.

Học ngành Kiến trúc ra trường làm gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kiến trúc sẽ hội đủ các điều kiện để đảm nhận tốt công việc tại tại các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp tư vấn thiết kế, các doanh nghiệp xây dựng công trình, các doanh nghiệp bất động sản, các dự án đầu tư xây dựng trong nước và quốc tế.

- Hoạch định dự án, tham gia đấu thầu xây dựng;

- Triển khai thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế nội thất, quy hoạch, thiết kế cảnh quan… trong và ngoài nước.

- Giám sát, kiểm tra chất lượng dự án trong quá trình thi công tại công trường;

- Tham gia quản lý dự án công trình ở các cấp độ khác nhau; kết hợp với một số đồng nghiệp lập xưởng, thành lập công ty thiết kế kiến trúc; tham gia thiết kế kiến trúc,

- Tự thành lập doanh nghiệp riêng trong lĩnh vực thiết kế và thi công xây dựng.

- Tham gia giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực kiến trúc tại các cơ sở đào tạo, các trường Đại học, Cao đẳng…

Những tố chất phù hợp với ngành Kiến trúc

- Để theo học ngành Kiến trúc, ngoài khả năng tính toán, học tốt các môn tự nhiên, bạn cần có năng khiếu vẽ, năng lực tư duy thẩm mỹ và tạo dựng cái đẹp.

- Với mục đích đem đến cho khách hàng những mẫu thiết kế tốt nhất, “mốt” nhất, những người làm việc trong lĩnh vực này cần phải có niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật, quan sát và tìm tòi cái mới. Đồng thời bạn cũng phải có tính kiên trì, sáng tạo, ham học hỏi.

Tin cùng chuyên mục

Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Đến năm 2030, Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu đào tạo được 1.500 kỹ sư và 500 thạc sỹ thiết kế vi mạch; đào tạo và cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho 15.000 kỹ sư.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề