Ngành Khoa học đất - Mã ngành: 7620103

Đất là nguồn cung cấp lượng thực, thực phẩm nuôi sống gần 8 tỷ người trên thế giới. Dưới tác động biến đổi khí hậu, diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp, chất lượng giảm sút. Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng nông sản, cần sử dụng hiệu quả hợp lý quỹ đất hiện có đi đôi với bảo vệ và cải tạo quỹ đất hiện có.

👉 Các Trường đào tạo ngành Khoa học đất

Ngành Khoa học đất là gì?
Ngành Khoa học đất (Soil Science) là ngành nghiên cứu chuyên sâu về tài nguyên đất trên địa cầu. Các lĩnh vực nghiên cứu của ngành gồm: Nghiên cứu quá trình hình thành đất, phân loại và xây dựng bản đồ đất; các thuộc tính vật lý, hóa học, sinh học và độ phì nhiêu của đất; cũng như nghiên cứu các thuộc tính này trong mối liên hệ với việc sử dụng và quản lý đất đai…
Học ngành Khoa học đất là học những gì?
Chương trình đào tạo hệ đại học ngành Khoa học đất trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đánh giá các đặc tính lý, hoá, sinh học của đất; đánh giá các quá trình phát sinh, chuyển hóa trong đất và mối quan hệ đất – nước – dinh dưỡng – cây trồng; đề xuất các giải pháp sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Bênh cạnh đó, sinh viên ngành Khoa học đất được trang bị các kỹ năng chuyên môn như: Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng vận dụng công nghệ thông tin và thiết bị hiện đại phục vụ hiệu quả việc phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng và xây dựng các loại bản đồ chuyên ngành; Kỹ năng điều tra, thu thập, xử lý thông tin, bố trí thí nghiệm; Kỹ năng thực hiện thành thạo các nghiệp vụ hành chính, pháp lý liên quan đến lĩnh vực khoa học đất …
Cơ hội việc làm cho ngành Khoa học đất

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học đất có thể làm việc tại các vị trí:

  • Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước như: Bộ/Sở/Phòng Tài nguyên và Môi trường, Bộ/Sở/Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…
  • Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các viện và trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực đất đai, dinh dưỡng cây trồng và trồng trọt.
  • Cán bộ kỹ thuật, kinh doanh làm việc trong các doanh nghiệp, trung tâm, viện như: công ty kinh doanh và sản xuất phân bón, công ty về môi trường, viện nghiên cứu chuyên ngành thổ nhưỡng, khoa học đất, phòng phân tích đất và môi trường.
  • Làm chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực cải tạo đất, phân bón cho cây trồng.

Những tố chất phù hợp với ngành Khoa học đất

Để có thể theo học và thành công với ngành Khoa học đất, người học cần có một số tố chất dưới đây:

  • Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học, hóa học và sinh học.
  • Có khả năng phán đoán tốt, khả năng tổ chức công việc tốt.
  • Có tầm nhìn xa, tư duy chiến lược, tư duy phân tích tốt. 
  • Yêu thích công việc nghiên cứu, tìm tòi, những công việc gần với thiên nhiên.
  • Thận trọng và chính xác trong công việc
  • Yêu thích khám phá môi trường tự nhiên.

Tin cùng chuyên mục

Trong xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trí tuệ nhân tạo (AI) là ngành có vai trò cực kỳ to lớn. Đây là lý do mà AI đang được nhà nước đẩy mạnh đầu tư và khuyến khích học sinh, sinh viên theo học. Do đó, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các bạn trẻ có niềm đam mê với khoa học máy tính.
Nông nghiệp Việt Nam cũng có ý nghĩa to lớn về xã hội với trách nhiệm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia với quy mô dân số đứng thứ 15 trên thế giới với 97,9 triệu người (tính đến 13/03/2020), trong đó dân số ở nông thôn trên 61,3 triệu người..
Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên có thể tái tạo được. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí.
Ngành Thủy sản hiện nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với quy mô ngày càng mở rộng. Thương hiệu thủy sản Việt Nam không chỉ được khẳng định trong nước mà còn được đón nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, việc định hướng chiến lược phát triển cho ngành theo từng giai đoạn.
Thủy sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam khi giá trị xuất khẩu đạt gần 9 tỷ USD/năm, chiếm hơn 20% tổng giá trị xuất khẩu nông sản.
Nghề thiết kế thời trang là lĩnh vực rất hấp dẫn nhưng cũng là môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt. Đó là nghề nghiệp mà nhiều người đã thử sức nhưng ít ai vượt qua trở ngại và tạo được tiếng vang.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi