Ngành Kế toán - Mã ngành: 7340301

Lĩnh vực kế toán - kiểm toán ngày càng đặt ra bài toán cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, những câu hỏi “Học ngành Kế toán ra trường có việc làm không?” hay “Học ngành Kế toán ra trường làm những việc gì?” chiếm nhiều sự quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên, giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn về ngành học này.
👉 Các Trường đào tạo ngành Kế toán.

Học ngành Kế toán ra trường có việc làm không?

Hiện nay thị trường dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng đáng kể của số lượng doanh nghiệp, quy mô khách hàng và đội ngũ chuyên viên có chứng chỉ hành nghề. Nhu cầu về nguồn nhân lực không ngừng tăng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và trả lời cho câu hỏi “Học ngành Kế toán ra trường có việc làm không?”. Theo đó, yêu cầu về trình độ và chất lượng nguồn nhân lực cũng ngày càng cao, cả về chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ.

Nắm bắt được xu hướng của thị trường lao động, chương trình đào tạo ngành Kế toán tại UEF không chỉ tập trung bồi dưỡng các kiến thức về chuyên môn mà còn chú trọng nâng cao các kỹ năng mềm thông qua các buổi học thực hành với phòng máy hiện đại. Chương trình đại học song ngữ giúp sinh viên rèn luyện và nâng cao trình độ Tiếng Anh ngay từ năm nhất theo yêu cầu thị trường về nguồn nhân lực có năng lực ngoại ngữ.

Mối lo “Học ngành Kế toán ra trường có việc làm không?” rất dễ bắt gặp ở nhiều thí sinh, phụ huynh
Với phương châm “đào tạo gắn kết thực tiễn”, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) luôn chú trọng mở rộng bản đồ hợp tác, con số doanh nghiệp hiện đã lên tới hơn 500 công ty, tập đoàn và tổ chức. Về lĩnh vực kế toán - tài chính có thể kể đến: Công ty Cổ phần MISA, Công ty Tư vấn – Kiểm toán Chuẩn Việt, công ty Bảo hiểm AAA, Ngân hàng Bản Việt, Sacombank, Đông Á,... 
Từ mạng lưới đối tác này, Nhà trường luôn chủ trương xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa Doanh nghiệp - Sinh viên - Nhà trường thông qua nhiều hoạt động thực tế: báo cáo chuyên đề, workshop, talkshow với những chia sẻ từ các CEO, giám đốc, quản lý cấp cao. Cơ hội thực tập, việc làm cho sinh viên UEF cũng rộng mở, góp phần gỡ đi khúc mắc “Học ngành Kế toán ra trường có việc làm không?”.

UEF không ngừng mở rộng liên kết với nhiều doanh nghiệp, xóa tan nỗi lo thất nghiệp của sinh viên
Học ngành Kế toán ra trường làm những việc gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có thể ứng tuyển ở đa dạng các lĩnh vực như chuyên viên kiểm toán, nhân viên thuế, nhân viên ngân hàng hoặc lĩnh vực giáo dục. Thí sinh yêu thích ngành này có thể tham khảo một số vị trí cụ thể như sau:
  • Chuyên viên kế toán, Chuyên viên tư vấn tài chính, Nhân viên thuế, Nhân viên ngân hàng, Chuyên viên thẩm định giá, ...
  • Kiểm toán viên nội bộ, Kiểm toán viên độc lập, Kiểm soát viên
  • Kế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán, Giám đốc tài chính - CFO, Quản lý tài chính các dự án
  • Nghiên cứu viên, Giảng viên giảng dạy Kế toán, Thanh tra kinh tế

Với những thông tin quan trọng trên, hi vọng bài viết “Học ngành Kế toán ra trường có việc làm không?” đã giúp bạn có cái nhìn đa chiều hơn về ngành học này và xác định rõ đam mê, định hướng của bản thân. Với kim chỉ nam “UEF luôn đồng hành với sinh viên”, hãy để Nhà trường tiếp sức cho bạn trong hành trình chinh phục ước mơ từ chính bước tìm hiểu đầu tiên này.

Bạch Vân/UEF

Tin cùng chuyên mục

Game đang trở thành một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào nền kinh tế số. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành game Việt đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản.
Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề