Ngành Công nghệ truyền thông - Mã ngành: 7320106

Lĩnh vực Công nghệ truyền thông ngày càng phát triển và thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Việc nắm rõ ngành Công nghệ truyền thông là gì? Học những gì ? là bước “khởi động” cần thiết cho quá trình tìm hiểu ngành nghề trước khi quyết định theo đuổi.
Bài viết dưới đây sẽ giúp những bạn trẻ nuôi ý định “làm nên chuyện” với ngành Công nghệ truyền thông có được những thông tin cần thiết nhất về ngành học mới mẻ và giàu triển vọng này.

👉 Các Trường đào tạo ngành Công nghệ truyền thông.

Công nghệ truyền thông là gì?

Hiểu một cách đơn giản ngành Công nghệ truyền thông là ngành học ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực về truyền thông. Mục tiêu của ngành là trang bị giúp sinh viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, kỹ năng về sản xuất, phát triển, quản trị và kinh doanh các sản phẩm truyền thông, xây dựng và lập trình các ứng dụng. Ngoài ra ngành học này còn nghiên cứu về quá trình tổ chức, quản lý công việc trong lĩnh vực sản xuất truyền thông như sản xuất phim điện ảnh, chương trình phát thanh, truyền hình, phim quảng cáo, multimedia và các thể loại sản phẩm truyền thông hiện đại khác, quá trình kinh doanh truyền thông nghe nhìn gồm kinh doanh và marketing phim ảnh, chương trình, bản quyền nội dung nghe nhìn, thời lượng quảng cáo,…

Ngành Công nghệ truyền thông - Mã ngành: 7320106

Bên cạnh đó ngành Công nghệ truyền thông còn liên quan đến thiết kế những sản phẩm mỹ thuật mang tính ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông như quảng cáo, truyền hình, bản tin,… tại các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình, công ty quảng cáo, tổ chức sự kiện, giải trí đa phương tiện và các lĩnh vực giải trí như game, điện ảnh, hoạt hình,...

Ngành Công nghệ truyền thông học những gì?

Sinh viên học ngành Công nghệ truyền thông được trang bị khối kiến thức chuyên môn về lĩnh vực truyền thông như quy trình sản xuất các thể loại sản phẩm truyền thông (phát thanh, truyền hình, điện ảnh, Multimedia…) và kỹ năng quản trị sản xuất. Người học được phát triển năng lực quản trị kinh doanh sản phẩm truyền thông bằng việc nghiên cứu thị hiếu khán thính giả, lập kế hoạch truyền thông, Marketing và triển khai hiệu quả kế hoạch kinh doanh sản phẩm truyền thông. Bên cạnh đó sinh viên còn được trang bị kỹ năng giao tiếp, trình bày đa phương tiện, tiếng Anh, quản lý dự án, kỹ năng lãnh đạo, quản trị các nguồn lực (con người, tài chính, thời gian,…), kỹ năng làm việc trong tổ chức,…
Các môn học đầy hấp dẫn và bổ ích trong ngành Công nghệ truyền thông bao gồm: Truyền thông đa phương tiện, Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông nghe nhìn, Quản trị truyền thông Marketing tích hợp, Xây dựng chương trình Báo phát thanh, Sản xuất phim truyện, Thiết kế cho In ấn và Quảng cáo, Xuất bản Truyền thông, Xây dựng chương trình Truyền hình, Kỹ xảo Điện ảnh số - Digital FX,...

Học ngành Công nghệ truyền thông ra trường làm nghề gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ truyền thông sẽ dễ dàng nắm bắt cơ hội việc làm và thành công với các vị trí:
- Trở thành một chuyên viên nghiên cứu, phát triển các chương trình hoặc ứng dụng truyền thông (chương trình truyền hình, quảng cáo, game, web,..), chuyên viên điều phối sản xuất, quản lý sản xuất, kinh doanh bản quyền  chương trình, kinh doanh thời lượng phát sóng,...

- Hay biên tập viên, phóng viên tại các tòa soạn báo in, báo điện tử; đài phát thanh, đài truyền hình; nhà xuất bản,…
- Cũng có thể là chuyên gia marketing, quan hệ khách hàng tại các doanh nghiệp.
- Chuyên gia tổ chức, triển khai các hoạt động truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng.
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực Ngành Công nghệ truyền thông.

Tốt nghiệp ngành Công nghệ truyền thông, sinh viên có thể làm việc tại các đơn vị nhà nước hoặc tư nhân như báo chí, truyền hình, phát thanh, hãng phim, công ty truyền thông, công ty quảng cáo,...

Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ truyền thông

Để theo đuổi và thành công trong lĩnh vực Công nghệ truyền thông, bạn cần có những tố chất như sau:

1. Đam mê lĩnh vực truyền thông, yêu thích công nghệ, thông minh và có óc sáng tạo: đây là một tố chất quan trọng để bạn bắt đầu quá trình học tập một cách dễ dàng. Có đam mê, có sáng tạo thì những sản phẩm truyền thông mới thực sự thu hút và mang tính độc đáo, khác biệt.

2. Bên cạnh đó người học ngành Công nghệ truyền thông cần chủ động học hỏi và trau dồi kiến thức bởi thế giới xung quanh luôn thay đổi và phát triển không ngừng, kiến thức hôm nay có thể trở nên lỗi thời vào ngày mai, trau dồi kiến thức để bắt kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực truyền thông nói chung và thích ứng với nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau trong lĩnh vực  giải trí nói riêng.

3. Hơn nữa, sinh viên nên nghiêm túc với công việc mình lựa chọn, với những điều mình được học tập, có khả năng tư duy độc lập, logic, nhạy cảm, tinh tế. Một tố chất quan trọng không kém là sự kiên trì, nhẫn nại trong công việc, bởi những căng thẳng áp lực trong công việc trước những kết quả không phải lúc nào cũng diễn ra như mong muốn.

Những tố chất để học tốt ngành Công nghệ truyền thông không chỉ giới hạn trong những điều ở trên mà người học ngành Công nghệ truyền thông cần thêm kỹ năng biên tập, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng quản trị và kinh doanh quảng cáo truyền thông, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng giao tiếp, trình bày tốt, sử dụng tiếng Anh thành thạo và kỹ năng làm việc trong tổ chức.

Tin cùng chuyên mục

Game đang trở thành một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào nền kinh tế số. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành game Việt đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản.
Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề