Ngành Công nghệ Thẩm mỹ - Mã ngành: 7420207

Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong chế tạo mỹ phẩm và các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong chăm sóc sắc đẹp trở nên cần thiết trong xã hội hiện đại.

👉 Các Trường đào tạo ngành Công nghệ Thẩm mỹ

Ngành Công nghệ Thẩm mỹ là gì?

Công nghệ Thẩm mỹ là ngành học cần tư duy thẩm mỹ tốt, có đam mê nghiên cứu giải pháp làm đẹp thông qua các phương pháp ứng dụng công nghệ (sinh học, hóa học, dược học, y học).

Học ngành Công nghệ Thẩm mỹ là học gì?

Sinh viên ngành Công nghệ Thẩm mỹ tại Văn Lang, người học được trang bị các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ, áp dụng các phương pháp đào tạo tích hợp, đa ngành, định hướng ứng dụng thực tế. Với triết lý đào tạo thông qua trải nghiệm, người học thực hành trong phòng thí nghiệm với cơ sở vật chất hiện đại đạt tiêu chuẩn kiểm định bởi các tổ chức quốc tế; tham gia và trải nghiệm môi trường thực tế tại các doanh nghiệp, nhà máy, trung tâm nghiên cứu hay các cơ sở thẩm mỹ có uy tín; tham gia điều chế và ứng dụng các loại mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe người dùng trong lĩnh vực thẩm mỹ, thúc đẩy thị trường làm đẹp trong nước phát triển.

Bên cạnh đó, ngành Công nghệ thẩm mỹ tạo cho người học nhiều cơ hội tiếp xúc với doanh nghiệp sớm và tham gia vào các câu lạc bộ học thuật, đội nhóm,...; thường xuyên tổ chức các cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp, sáng tạo và các diễn đàn thẩm mỹ quốc gia và quốc tế dành cho sinh viên. Với triết lý đào tạo học tập suốt đời, trở thành con người toàn diện của xã hội, sinh viên ngành Công nghệ thẩm mỹ được rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp sau khi ra trường, bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ và các kỹ năng cốt lõi cho người đi làm.

Cơ hội việc làm cho ngành Công nghệ Thẩm mỹ

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng nâng cao, ngành Công nghệ Thẩm mỹ trở thành ngành có cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Thẩm mỹ sẽ có các cơ hội việc làm hấp dẫn, có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như::

  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm
  • Chuyên viên kinh doanh/ phát triển kinh doanh
  • Chuyên viên tư vấn /chăm sóc khách hàng
  • Chuyên viên kiểm soát chất lượng
  • Chuyên viên đào tạo
  • Chuyên viên vận hành sản xuất,... trong lĩnh vực thẩm mỹ.

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Công nghệ Thẩm mỹ

Để học tốt ngành Công nghệ thẩm mỹ, bạn cần có những tố chất sau:

  • Có tư duy thẩm mỹ
  • Thích khám phá thế giới tự nhiên và con người
  • Yêu thích các giải pháp làm đẹp tự nhiên và bền vững bằng cách ứng dụng công nghệ (sinh học, hóa học, dược học, y học)
  • Có khả năng giao tiếp
  • Có tính tỉ mỉ và cẩn thận
  • Có tư duy sáng tạo.

Nguồn vanlanguni.edu.vn

Tin cùng chuyên mục

Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Đến năm 2030, Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu đào tạo được 1.500 kỹ sư và 500 thạc sỹ thiết kế vi mạch; đào tạo và cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho 15.000 kỹ sư.
Ngành học này mang đến nhu cầu việc làm lớn, mức lương hấp dẫn, có nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp trong tương lai và đang được nhiều bạn trẻ theo đuổi.
Hình ảnh một người kế toán viên xuất hiện với cặp kính dày cộp, mắt dán vào các bảng tính liên tục, ngồi lặng lẽ làm việc suốt ngày, từ năm này sang khác, luôn tồn tại trong trí tưởng tượng của nhiều người. Trên thực tế, chân dung một kế toán viên sẽ như thế nào, những điều không phải ai cũng biết về nghề kế toán.
Đón đầu chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn, nhiều trường ĐH bắt đầu đẩy mạnh hoạt động đào tạo liên quan lĩnh vực này.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề