Ngành công nghệ tài chính - Mã ngành: 7340205

Công nghệ tài chính là một trong những tín hiệu thành công dẫn đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mang đến cho con người những tiện ích thông qua sự phát triển công nghệ toàn diện, có tầm ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực thương mại, ngân hàng, tư vấn tài chính và sản phẩm tài chính.

👉 Các Trường đào tạo ngành Công nghệ tài chính

Ngành Công nghệ tài chính là gì?

Công nghệ tài chính (tên tiếng anh Fintech) là ngành học kết hợp giữa công nghệ và tài chính. Đây là lĩnh vực mới, tập trung vào việc sử dụng công nghệ để tạo mới hoặc cải thiện hiệu quả sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực tài chính. Điều này giúp phục vụ tốt hơn về nhu cầu của thị trường cũng như góp phần vào sự phát triển nền kinh tế.

Các hoạt động công nghệ tài chính gắn liền với sự ra đời và ứng dụng của công nghệ chuỗi khối (Blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI), trực quan hóa dữ liệu, phân tích dữ liệu lớn… Những công cụ này đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới ngành dịch vụ tài chính.

Ngành Công nghệ tài chính học những gì?

Khi học ngành Fintech, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính – ngân hàng cùng các kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội kỷ nguyên số. Bên cạnh đó, bạn sẽ được tìm hiểu về công nghệ, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính và thống kê ứng dụng trong lĩnh vực tài chính.

Các môn học tiêu biểu của ngành Fintech có thể kể đến như: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong Fintech, Ứng dụng dữ liệu lớn tài chính, Ứng dụng phần mềm tài chính, Lập trình hướng đối tượng trong Python, Trực quan hoá dữ liệu, Ngân hàng số, Đề án Ứng dụng công nghệ tài chính,…

Cơ hội việc làm cho ngành Công nghệ tài chính

Lĩnh vực công nghệ tài chính ngày càng phát triển đa dạng với các ứng dụng tác động đến hầu hết các hoạt động của ngành tài chính như chứng khoán, bảo hiểm, tín dụng, thanh toán, chuyển tiền…

  • Các công ty, tập đoàn hàng đầu Việt Nam cũng đã và đang tích cực thay đổi để đón đầu cách mạng công nghiệp. Chính vì vậy tiềm năng mở rộng cơ hội việc làm của ngành Fintech là vô cùng lớn. Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ tài chính, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
  • Chuyên viên quản lý hệ thống thông tin, hoạch định chiến lược, kiểm soát hệ thống tài chính, phân tích dữ liệu, quản trị và phân tích rủi ro tại các cơ quan quản lý tài chính nhà nước, các cơ quan tổ chức nghiên cứu phát triển công nghệ, các phòng thí nghiệm…
  • Chuyên viên phát triển công nghệ tài chính, phát triển sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, tài chính tại các tập đoàn, công ty bán lẻ, thương mại điện tử, công ty chứng khoán, dịch vụ công…
  • Chuyên viên thẩm định tài sản, chuyên viên kinh doanh ngoại hối, chuyên viên phân tích rủi ro,…
  • Chuyên viên làm việc tại các công ty công nghệ tài chính, công ty công nghệ, công ty phát triển phần mềm và các công ty cung ứng dịch vụ cho thị trường tài chính
  • Tự khởi nghiệp và làm chủ trong lĩnh vực công nghệ tài chính
  • Giảng viên chuyên môn ngành công nghệ tài chính, tài chính ngân hàng tại các trường đại học, viện nghiên cứu.

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Công nghệ tài chính

Để học tốt ngành Công nghệ tài chính, bạn cần có những tố chất sau:
  • Yêu thích công nghệ, tài chính 
  • Sáng tạo, linh hoạt, cẩn thận, chính xác
  • Luôn cập nhật kiến thức mới 
  • Thành thạo ngoại ngữ, ứng dụng tin học

Tin cùng chuyên mục

Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Đến năm 2030, Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu đào tạo được 1.500 kỹ sư và 500 thạc sỹ thiết kế vi mạch; đào tạo và cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho 15.000 kỹ sư.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề