Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng - Mã ngành: 7510103

Trong xu thế nền kinh tế hội nhập quốc tế, mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước phải gắn liền với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng luôn là một ngành học nhộn nhịp, thu hút nhiều học sinh theo học, bởi tính thời đại của nó. Tuy nhiên, có rất nhiều phụ huynh và học sinh còn những băn khoăn chưa hiểu rõ về ngành học này. Vì thế, để giải tỏa những băn khoăn đó, chúng ta sẽ cùng lần lượt tìm hiểu “Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng là gì ? Ra trường làm gì ?”.

👉 Các Trường đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng.

Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng là gì ?

Trước hết bạn cần phải hiểu khái niệm ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng là gì ? Hiểu một cách đơn giản, ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà ở, nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng, bệnh viên, đường cao tốc, cầu đường, sân bay, cảng biển, đường sắt, đường hầm, công trình trên biển,…

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, các phần mềm thiết kế chuyên sâu và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng; các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng,…

Bên cạnh đó, sinh viên có khả năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình và an toàn lao động, nắm vững các giải pháp bảo vệ môi trường và quy định pháp luật trong xây dựng.

Ngoài ra, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng được học các môn học chuyên ngành tiêu biểu: Sức bền vật liệu, Vật liệu xây dựng, Kiến trúc công nghiệp, Nền và móng, Kết cấu thép, Kết cấu bê tông, Cấp thoát nước, Máy xây dựng, Tổ chức thi công, An toàn lao động,…

Với đặc thù của một ngành kỹ thuật, ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng là một ngành kén nữ giới. Công việc của người làm ngành xây dựng nhìn chung cũng khá vất vả vì phải đảm nhiệm từ khâu tính toán, đo đạc đến thiết kế, thi công,… Tuy nhiên, một mức thu nhập ổn định cùng chế độ ưu đãi khá tốt, một cuộc sống ổn định sau khi ra trường với nhiều cơ hội việc làm chính là sự hấp dẫn của ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng.

Học ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, kiến trúc – xây dựng hiện là 1 tong 5 ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất trong quý III/2014. Đến cuối năm 2015, khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm,… Do đó, cơ hội việc làm sau ra trường cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng không bao giờ thiếu.

Có thể phân chia công việc của người làm ngành Công nghệ kỹ thuật xây thành ba nhóm sau:

  • Công việc ngoài công trường: Là những công việc liên quan đến triển khai, thi công sản phẩm xây dựng bao gồm: kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như: Sở Xây dựng, Phòng công thương quận, huyện, Ban quản lý dự án xây dựng,…
  • Công việc trong công xưởng: Là những vị trí như kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng
  • Công việc trong văn phòng: Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng có thể làm Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng hoặc Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.

Tin cùng chuyên mục

Game đang trở thành một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào nền kinh tế số. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành game Việt đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản.
Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề