Ngành Chăn nuôi - Mã ngành: 7620105

Sự gia tăng về số lượng, quy mô của doanh nghiệp chăn nuôi cùng với xu hướng sản xuất theo chuỗi khép kín từ thức ăn chăn nuôi đến trang trại và thực phẩm đã tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực ngành Chăn nuôi với mức lương hấp dẫn và chế độ đãi ngộ tốt.

👉 Các Trường đào tạo ngành Chăn nuôi

Ngành Chăn nuôi là gì?

Chăn nuôi là ngành thuộc lĩnh vực khoa học - kỹ thuật nông nghiệp, đào tạo các chuyên gia về chăm sóc, chăn nuôi động vật, bao gồm kiến thức về đặc tính, bệnh học, khoa học dinh dưỡng nghiên cứu chuyên sâu về các loài động vật chăn nuôi. Bên cạnh đó, dựa vào các ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thiết kế xây dựng chuồng trại, định hướng các chiến lược liên quan đến cơ cấu vật nuôi phù hợp với từng địa phương, thời điểm khác nhau.

Học Ngành Chăn nuôi học những gì?

Sinh viện được trang bị kiến thức cơ sở và chuyên sâu về chọn lọc và nhân giống vật nuôi, thao tác cơ bản trong phòng thí nghiệm, quy trình công nghệ chăn nuôi, phương pháp thí nghiệm chăn nuôi, thực hiện quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi; phân tích kiểm định chất lượng thức ăn và quản lý môi trường chăn nuôi, phân tích kiểm định chất lượng và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

Bên cạnh đó, sinh viên còn được học các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực này với các môn học tiêu biểu như: Động vật học, Giải phẫu động vật, Sinh lý động vật, Di truyền động vật, Tổ chức và phôi thai học,  Động vật hoang dã, Vi sinh vật chăn nuôi, Thú y cơ bản, Thiết kế chuồng trại, Công nghệ sinh học ứng dụng trong chăn nuôi, Công nghệ sinh sản, Thức ăn chăn nuôi, Nhân nuôi động vật hoang dã, Bệnh truyền nhiễm thú y, Quản lý chất thải chăn nuôi, Quản lý trại chăn nuôi, …

Cơ hội việc làm cho ngành Chăn nuôi

Kỹ sư Chăn nuôi có thể làm việc tại các vị trí sau:

  • Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…
  • Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các viện, trung tâm nghiên cứu.
  • Nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y như: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty TNHH Cargill Việt Nam, Công ty Japfa Việt Nam, Công ty CP Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco, Dabaco Việt Nam
  • Làm chủ các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Chăn nuôi

Để theo học và thành công với ngành Chăn nuôi, thí sinh cần có những tố chất sau:

  • Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng
  • Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật
  • Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển)
  • Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên
  • Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên
  • Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý

Tin cùng chuyên mục

Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Đến năm 2030, Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu đào tạo được 1.500 kỹ sư và 500 thạc sỹ thiết kế vi mạch; đào tạo và cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho 15.000 kỹ sư.
Ngành học này mang đến nhu cầu việc làm lớn, mức lương hấp dẫn, có nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp trong tương lai và đang được nhiều bạn trẻ theo đuổi.
Hình ảnh một người kế toán viên xuất hiện với cặp kính dày cộp, mắt dán vào các bảng tính liên tục, ngồi lặng lẽ làm việc suốt ngày, từ năm này sang khác, luôn tồn tại trong trí tưởng tượng của nhiều người. Trên thực tế, chân dung một kế toán viên sẽ như thế nào, những điều không phải ai cũng biết về nghề kế toán.
Đón đầu chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn, nhiều trường ĐH bắt đầu đẩy mạnh hoạt động đào tạo liên quan lĩnh vực này.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề