Ngành Bảo tàng học - Mã ngành: 7320305

Ngành Bảo tàng học là gì ?

Ngành Bảo tàng học có tên tiếng Anh là Museology. Đây là ngành học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bảo tàng, giúp rèn luyện năng lực thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại các cơ quan bảo tàng, khu di tích và các thiết chế văn hóa có liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Ngành học này cung cấp những lý luận thực tiễn và kỹ năng nghiệp vụ để có thể tổ chức, quản lý, thực hiện các hoạt động tại bảo tàng, khu di tích lịch sử văn hóa và các di sản văn hóa của nhân loại.

👉 Các Trường đào tạo ngành Bảo tàng học.

Mục tiêu đào tạo của ngành Bảo tàng học là đào tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực có thể làm công tác bảo tàng chuyên về những lĩnh vực nhất định như: Nghệ thuật, trang trí, lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội, lịch sử nghệ thuật, dân tộc học, khoa học hay công nghệ. Giúp phục vụ tốt hơn cho công việc sau khi ra trường. 

Bên cạnh đó, ngành Bảo tàng học còn trang bị về quy trình tiến hành kiểm kê, xếp hạng hiện vật, phát huy giá trị di tích, nắm vững quy trình bảo quản, tu sửa di tích lịch sử - văn hóa của nhân loại.

Học ngành Bảo tàng học là học gì ?

Chương trình đào tạo ngành Bảo tàng học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cùng hệ thống kiến thức cơ bản về Bảo tàng học và di sản văn hoá. Rèn luyện những kỹ năng thực hành thành thạo một số hoạt động sử dụng trong công việc như: sưu tầm, kiểm kê, tổ chức kho, bảo quản, trưng bày hiện vật và tổ chức chương trình phục vụ khách tham quan, nghiên cứu bảo tàng.

Học ngành Bảo tàng học ra trường làm gì ?

Ngành Bảo tàng chính là một trong số những ngành học có cơ hội việc làm rất đa dạng với nhiều lĩnh vực khác nhau. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhận những công việc như:

  • Công tác sưu tầm hiện vật: Sưu tầm các hiện vật, sau đó nghiên cứu, lựa chọn và xác định được giá trị của hiện vật, tiến hành làm hồ sơ lý lịch để bổ sung vào kho cơ sở của bảo tàng.
  • Quản lý bảo tàng: Tại cơ quan bảo tàng, di tích, di sản văn hóa từ Trung ương đến địa phương.
  • Công tác kiểm kê: Tiến hành kiểm kê để bảo quản hiện vật, tìm hiểu, phát hiện ra ý nghĩa lịch sử, khoa học và nghệ thuật của chúng Tạo điều kiện để hiện vật được sử dụng một cách rộng rãi, đúng mục đích.
  • Bảo quản, phục chế hiện vật: Nhằm giữ gìn sự toàn vẹn của các di sản văn hóa, hiện vật trưng bày ở bảo tàng dựa trên các đặc điểm về vật lý, hóa học, chất liệu, kỹ thuật chế tác, nhằm giữ gìn, bảo quản hiện vật được nguyên dạng.
  • Công tác trưng bày: Tổ chức sắp xếp và trưng bày hiện vật theo một hệ thống các chủ đề, hay chương trình cần sử dụng đến, để làm toát lên ý tưởng, thông điệp, ý nghĩa mà bảo tàng muốn truyền đạt tới công chúng.
  • Công tác giáo dục: Tổ chức hướng dẫn tham quan, tổ chức các chương trình giáo dục, biểu diễn văn hóa, báo cáo khoa học, nói chuyện chuyên đề, liên quan đến hoạt động của bảo tàng.
  • Giảng dạy: Tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề chuyên nghiệp hay dạy bộ môn lịch sử tại trường THPT trên địa bàn cả nước.
  • Nghiên cứu khoa học: chuyên xây dựng hệ thốHọc ngành Lưu trữ học ra trường làm gì ?ng lý luận, phương pháp hoạt động thực tiễn trong hoạt động trưng bày, định hướng của bảo tàng.

Những tố chất phù hợp với ngành Bảo tàng học

Những bạn trẻ muốn theo học và làm việc trong ngành Bảo tàng học sẽ cần phải hội tụ được những tố chất sau đây:

  • Chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ;
  • Có khả năng chụp ảnh, quay video;
  • Có khiếu về thẩm mỹ, trưng bày;
  • Biết phân tích tổng hợp thông tin;
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt;
  • Có khả năng xây dựng và tổ chức các chương trình giáo dục;
  • Có kiến thức sâu rộng về môn lịch sử, mỹ thuật, văn hóa – địa lý;
  • Có ý thức trong việc bảo tồn di sản văn hóa của nhân loại;
  • Đam mê lịch sử - văn hóa;
  • Có phương pháp tiếp cận các vấn đề khoa học;
  • Có óc tư duy và sáng tạo;
  • Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu.

Tin cùng chuyên mục

Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Đến năm 2030, Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu đào tạo được 1.500 kỹ sư và 500 thạc sỹ thiết kế vi mạch; đào tạo và cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho 15.000 kỹ sư.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề