Năm sau nếu không đỗ đại học, thí sinh sẽ phải học lại cấp 3?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ là kỳ thi cuối cùng dành cho những học sinh theo học chương trình giáo dục phổ thông cũ. Như vậy, nếu thí sinh năm sau không trúng tuyển Đại học (ĐH) thì đến năm 2025, muốn xét tuyển lại bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, có thể sẽ phải học lại cấp 3 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Vừa qua, trên một fanpage về luyện thi, chủ đề thi ĐH của những học sinh sinh năm 2006 nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng xã hội. Theo đó, những học sinh sinh năm 2006 sẽ là năm cuối cùng học và thi theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. Từ lứa 2007 trở đi, học sinh học và thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới với nhiều thay đổi lớn về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục.

“Nếu thí sinh năm sau không đỗ đại học (kể cả lứa học sinh sinh năm 2006 và thí sinh tự do) sẽ phải thi lại vào năm 2025 theo chương trình mới. Điều này có thể gây ra nhiều khó khăn cho thí sinh bởi vì sẽ phải học lại kiến thức 3 năm học theo chương trình mới, với những môn học bắt buộc và tự chọn khác nhau. Bên cạnh đó, kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH dự kiến cũng sẽ được thay đổi để phù hợp với chương trình giáo dục mới", fanpage nêu vấn đề. Tại phần bình luận, nhiều ý kiến bày tỏ lo lắng trước thông tin này.

Nguyễn Văn Hùng, Trường THPT Phạm Văn Nghị, Nam Định cho hay qua thông tin từ giáo viên bộ môn, chương trình giáo dục mới và chương trình giáo dục em đang được học có sự khác biệt khá lớn. Trong đó, ở chương trình mới không bắt buộc học sinh học tất cả các môn như chương trình cũ. Khác biệt nữa là yêu cầu chuẩn đầu ra đánh giá nên kiến thức các môn cũng khác nhau. Vì vậy, nếu năm tới xét tuyển ĐH không đỗ, Hùng không biết cơ hội xét tuyển lại năm sau nữa như thế nào.

Theo Hùng, không những thi tốt nghiệp THPT sẽ khác mà ngay cả đề thi đánh giá năng lực của các trường ĐH tổ chức cũng phải phù hợp với chương trình mới. Muốn thi đạt kết quả như mong muốn, Hùng băn khoăn không biết em có phải học lại toàn bộ chương trình THPT mới không.

TS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và Truyền thông, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cho rằng để hỗ trợ những thí sinh năm sau chưa trúng tuyển ĐH, Bộ GD&ĐT nên có cách để các thí sinh thi lại làm bài được tốt hơn, ví dụ như ra đề thi mẫu. Theo ông Sơn, thực tế kiến thức giữa chương trình giáo dục phổ thông mới và cũ không thay đổi nhiều, nhưng phương pháp dạy học đã thay đổi rất nhiều. Các thí sinh thi lại vẫn được chọn lựa những môn thích hợp và ôn tập theo ma trận đề thi minh họa được Bộ công bố trước đó.

Theo Nghiêm Huê/ TPO

Tin cùng chuyên mục

Việc có đề minh họa cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là rất quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, giáo viên.
Theo thông lệ, khoảng 3 tháng nữa, Hà Nội mới công bố số môn thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Tuy nhiên, để chủ động phương án học tập của con sau cấp THCS, nhiều phụ huynh đã tính toán giải pháp an toàn với phương châm "Không nhất thiết phải vào lớp 10 công lập".
Sáng 3/12, ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy đợt 1 tại 16 điểm thi ở 8 tỉnh, thành trên cả nước, với gần 3.000 thí sinh tham gia.
Vừa qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã cho phép trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Luật quốc tế, theo quyết định số 3847/QĐ-BGDĐT.
Từ góc độ quyền lợi của đơn vị mình, một số đại biểu cho rằng Bộ GD-ĐT cần xem xét, mở rộng danh sách trường ĐH trọng điểm quốc gia, vùng, ngành.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa công bố đã đặt ra vai trò lớn trong hướng nghiệp của nhà trường, giáo viên.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề