Năm học 2024 – 2025: Mức học phí Trường ĐH KHXH&NV là bao nhiêu?

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố mức học phí cho sinh viên đại học chính quy tập trung năm học 2024-2025, dao động từ 14 đến 29 triệu đồng đối với chương trình đào tạo Chuẩn và 60 triệu đồng đối với chương trình đào tạo Chất lượng cao.

Năm học 2024 – 2025: Mức học phí Trường ĐH KHXH&NV là bao nhiêu?

Sinh viên ngành Xã hội học Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM thảo luận bảng hỏi để phỏng vấn cộng tác viên. Ảnh HCMUSSH

Theo đó, học phí năm học 2024 - 2025 được tính theo nhóm ngành cụ thể như sau:

Các ngành thuộc chương trình đào tạo chuẩn

Nhóm ngành Khoa học xã hội nhân văn: có 3 mức

- Các ngành có mức học phí 14.300.000 đồng/năm học: Triết học, Tôn giáo học, Lịch sử, Địa lý học, Thông tin - Thư viện, Lưu trữ học;

- Các ngành có mức học phí 21.780.000 đồng/năm học: Giáo dục học, Ngôn ngữ học, Văn học, Văn hoá học, Xã hội học, Nhân học, Đông phương học, Quản trị văn phòng, Công tác xã hội, Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục, Đô thị học, Quản lý thông tin, Việt Nam học (đối tượng người Việt Nam);

- Các ngành có mức học phí 24.200.000 đồng/năm học: Quan hệ quốc tế, Tâm lý học, Báo chí, Truyền thông đa phương tiện.

Nhóm ngành Ngôn ngữ, Du lịch: có 4 mức

- Các ngành có mức học phí 17.160.000 đồng/năm học gồm: Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Italia, Ngôn ngữ Tây Ban Nha;

- Các ngành có mức học phí 26.070.000 đồng/năm học: Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Đức;

- Các ngành có mức học phí 29.040.000 đồng/năm học: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ trung Quốc, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

- Riêng ngành Việt Nam học (dành cho đối tượng người nước ngoài) có mức học phí 66.000.000 đồng/năm học

Năm học 2024 – 2025: Mức học phí Trường ĐH KHXH&NV là bao nhiêu?

Các ngành thuộc chương trình đào tạo chất lượng cao (chuẩn quốc tế và tăng cường tiếng Anh)

Các ngành thuộc chương trình đào tạo Chất lượng cao do thí sinh tùy chọn đăng ký sẽ có mức học phí 60.000.000 đồng/năm học gồm các ngành: Quan hệ quốc tế, Báo chí, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, Ngôn ngữ Đức, Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành.

Các ngành thuộc Chương trình liên kết quốc tế (2+2)

Các chương trình liên kết quốc tế 2+2 ngành Truyền thông liên kết với Đại học Deakin (Úc), ngành Quan hệ Quốc tế liên kết với Đại học Deakin (Úc), ngành Ngôn ngữ Anh liên kết với Đại học Minnesota Crookston (Hoa Kỳ), ngành Ngôn ngữ Trung Quốc liên kết với Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc) tính học phí theo phương án được phê duyệt. Các chương trình này được tuyển sinh và tổ chức đào tạo tại Trung tâm Đào tạo Quốc tế.

 Miễn học phí

Bên cạnh việc công bố mức học phí hàng năm, nhà trường còn cho biết về các chuyên ngành được miện học phí như sau:

- Nhà trường miễn học phí đối với các chuyên ngành: Lịch sử Đảng, Triết học Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh hoặc đối với các môn học được xét miễn và môn học được công nhận chuyển đổi tín chỉ;

- Sinh viên chính quy chương trình chất lượng cao: đối với các môn học được xét miễn và môn học được công nhận chuyển đổi tín chỉ;

- Học viên sau đại học: đối với các môn học được bảo lưu kết quả học tập, môn học được xét miễn và môn học được công nhận chuyển đổi tín chỉ.

Thanh Xuân

Tin cùng chuyên mục

Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Chính phủ đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM về Bộ GD-ĐT để quản lý. Đồng thời, giao 2 đại học quốc gia đề xuất phương án sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong.
8 chương trình giáo dục đã được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bản thân để tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, hình thức đào tạo từ xa, ứng dụng công nghệ vào dạy và học đang được các trường đẩy mạnh quy mô tuyển sinh. Từ năm 2024, quy chế về đào tạo từ xa cũng được Bộ GD-ĐT quy định chặt chẽ nhằm kiểm soát về chất lượng của hệ đào tạo này.
Thống kê tại hơn 120 trường đại học của Việt Nam ở năm học 2023-2024, chỉ có hơn 5.000 sinh viên quốc tế theo học dài hạn, tức mỗi trường chỉ có khoảng 40 sinh viên.
Dự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm mới so với thông tư trước đây. Lợi cũng có mà hại cũng nhiều.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.