Mức lương khởi điểm của sinh viên sư phạm mới ra trường năm 2024

Sau 1.7.2024, mức lương sinh viên sư phạm mới ra trường sẽ có nhiều thay đổi.

Sinh viên sư phạm tìm hiểu thông tin về lương, môi trường làm việc hội của các đơn vị tuyển dụng trong ngày hội việc làm năm 2024 do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức tháng 4. Ảnh: Minh Hà

Lương sinh viên sư phạm từ 1.7.2023 - 30.6.2024

Sinh viên sư phạm mới ra trường, sau khi được bổ nhiệm viên chức, mức lương thực nhận sẽ được tính toán dựa theo từng cấp dạy mà giáo viên đảm nhiệm và cách tính lương giáo viên theo công thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định ở thời điểm hiện tại.

Theo đó, lương giáo viên được tính như sau:

Lương của giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Số tiền được hưởng theo diện phụ cấp ưu đãi + Phụ cấp được hưởng theo thâm niên làm việc – Phụ phí đóng cho Bảo hiểm xã hội.

Trong đó, phụ cấp ưu đãi (giáo viên tiểu học 35%, giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông 30%), sau 5 năm mới được nhận phụ cấp thâm niên 5%, sau đó mỗi năm công tác được nhận thêm 1% (phụ cấp thâm niên nhà giáo sẽ không còn từ 1.7.2024).

Với cách tính trên, sinh viên sư phạm sau khi mới ra trường, công tác trong ngành giáo dục được nhận mức lương thấp nhất là 3.780.000 đồng/tháng (sinh viên mầm non hệ số 2,1, lương cơ sở 1.800.000 đồng). Mức này chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.

Lương sinh viên sư phạm sau 1.7.2024

Từ ngày 1.7.2024, giáo viên sẽ được tính lương theo vị trí việc làm gồm một bảng lương chức vụ và một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ.

Giáo viên sẽ được thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản và các khoản phụ cấp.

Trong đó, lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương); các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).

Đặc biệt mới đây, Bộ Nội vụ vừa thông tin về tiến độ xây dựng các văn bản để triển khai cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1.7.2024.

Theo đó, Bộ đang xin ý kiến việc thực hiện chế độ trợ cấp với cán bộ, công chức (trong đó có giáo viên) có mức lương cơ bản thấp hơn lương tối thiểu vùng 1 (4.960.000 đồng). Đề xuất này là để bảo đảm các cán bộ công chức có đời sống đáp ứng được với một mức tiền lương cố định.

Nếu Chính phủ thông qua đề xuất trên, đồng nghĩa với việc sau khi cải cách tiền lương thì những người có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Đây là tin vui với nhiều giáo viên trẻ, đặc biệt là những sinh viên sư phạm.

"Hiện nay, mức lương phổ biến của sinh viên sư phạm mới ra trường tương đối thấp, chỉ khoảng 4 - 5 triệu mỗi tháng. Tùy thuộc vào nơi mình đang sinh sống, mức sống. Chẳng hạn, ở quê, tầm 4 - 5 triệu đủ sống. Ở Hà Nội, 4 -5 triệu hơi khó, phải khoảng 8 triệu đồng đủ sống” - Nguyễn Thái Sơn - sinh viên năm 3 Khoa Toán - Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ.

Nam sinh cũng bày tỏ hy vọng, sau 1.7, chính sách cải cách tiền lương sẽ giúp giáo viên có thể yên tâm công tác, có đủ thu nhập trang trải cuộc sống.

Tin cùng chuyên mục

Kết thúc 4 ngày thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, có tổng số 956.905 thí sinh đăng ký, cao hơn khá nhiều so với năm trước.
Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định việc khảo sát tiếng Anh của giáo viên không phải kiểm tra trình độ cá nhân. Kết quả khảo sát tuyệt đối không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác như đánh giá thi đua, xét lương, kỷ luật hay các mục đích cá nhân khác...
Kể từ tháng 12.1993 khi đại học (ĐH) đầu tiên được thành lập, đến nay Việt Nam có 10 ĐH, trong đó có 2 ĐH quốc gia, 3 ĐH vùng, 2 ĐH ngoài công lập, với quy mô đào tạo các bậc học, các hệ từ vài chục ngàn đến hơn một trăm ngàn người học.
Bộ trưởng GD-ĐT vừa có quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự cho vị trí Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, sau tháng rưỡi vụ này khuyết cấp trưởng.
Thời gian nghỉ hè và nghỉ phép của giáo viên được quy định rõ hơn tại Thông tư số 05/2025/TT-BGDĐT có hiệu từ từ 22/4...
Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường không được chủ quan, cần tận dụng tối đa “giai đoạn vàng” từ nay tới trước kỳ thi để hỗ trợ học sinh, giúp các em đáp ứng tốt với kỳ thi nhiều đổi mới...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề