Một trường đại học phía Bắc sáp nhập, cắt giảm gần 35% đầu mối

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) sẽ sáp nhập nhiều khoa, phòng, cắt giảm khoảng gần 35% đầu mối.

GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho hay việc tinh giản, sắp xếp lại một số đơn vị đầu mối được xem là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của nhà trường.

Cụ thể, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ giảm số lượng đơn vị đầu mối từ 46 (gồm 16 đơn vị hành chính, 18 đơn vị đào tạo, 10 trung tâm nghiên cứu, hợp tác đào tạo, 2 đơn vị khác) xuống còn 30, tương ứng với mức cắt giảm 34,7%.

“Một số thay đổi lớn được thực hiện bao gồm: hợp nhất các đơn vị có chức năng tương đồng và kết thúc hoạt động các đơn vị không còn phù hợp; chuyển chức năng nhiệm vụ của một số đơn vị nhằm gắn với nhiệm vụ đào tạo và hỗ trợ trực tiếp cho các chương trình đào tạo, đảm bảo sự phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn của nhà trường”, GS.TS Hoàng Anh Tuấn thông tin.

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) sẽ sáp nhập nhiều khoa, phòng. (Ảnh: USSH)

Trong đó, khoa Nhân học sẽ được sáp nhập với bộ môn Tôn giáo học để thành lập khoa Nhân học - Tôn giáo học.

Phòng Tổ chức cán bộ hợp nhất với Văn phòng Đảng uỷ, tên phòng sau sắp xếp dự kiến là Phòng Tổ chức cán bộ.

Các văn phòng chức năng như văn phòng Hội đồng Trường, văn phòng Công đoàn, văn phòng Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên, văn phòng Hội Cựu chiến binh sẽ được hợp nhất thành Văn phòng Hội đồng Trường và các Đoàn thể.

Trung tâm Truyền thông và Công nghệ Thông tin sẽ ngừng hoạt động, bộ phận Công nghệ Thông tin chuyển sang phòng Hành chính - Tổng hợp (tên phòng sau sắp xếp dự kiến là phòng Hành chính - Quản trị); bộ phận Truyền thông sẽ được chuyển về phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học.

Hợp nhất phòng Hợp tác và phát triển, phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, bộ phận truyền thông thuộc Trung tâm Truyền thông và Công nghệ thông tin, tên phòng sau sáp nhập dự kiến là Phòng Khoa học - Đối ngoại - Tạp chí.

Hợp nhất Trung tâm Nghiên cứu phát huy Tài nguyên văn hóa và Bảo tàng Nhân học, tên đơn vị sau hợp nhất dự kiến là Bảo tàng Lịch sử - Văn hoá.

Hợp nhất Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam thuộc Trường và Trung tâm Ứng dụng Ngôn ngữ học và Việt ngữ học thuộc khoa Ngôn ngữ học thành Trung tâm Ngôn ngữ - Văn hoá Việt Nam và quốc tế thuộc khoa Ngôn ngữ học.

Trung tâm Nghiên cứu Biển và Hải đảo, Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Nghệ thuật và Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại sẽ kết thúc hoạt động và chuyển giao nhiệm vụ chuyên môn về các đơn vị đào tạo liên quan.

Kết thúc hoạt động của Công ty TASS, một đơn vị dịch vụ trực thuộc trường.

Theo lãnh đạo Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, trước thời điểm này, nhà trường đã chủ động tiến hành triển khai rà soát, tinh gọn đơn vị cấp 3 là các bộ môn, trung tâm trực thuộc khoa/viện/bộ môn, từ con số gần 80 đầu mối, hiện nay chỉ còn lại khoảng 60 đầu mối bộ môn, trung tâm thuộc khoa/viện.

Theo Thúy Nga/ vietnamnet.vn

 

Tin cùng chuyên mục

Trong 2 năm gần đây, nhiều ngành học của Việt Nam được các tổ chức xếp hạng uy tín của thế giới xếp vào tốp 40-100, tốp 500 và tốp 600-700 của thế giới. Đây là kết quả của việc các trường nỗ lực cải tiến chương trình đào tạo, tham gia các tổ chức kiểm định uy tín của thế giới để liên tục cải tiến chất lượng...
Hàng trăm sinh viên Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhận được số tiền lên tới 127 triệu đồng/em. Đây là tiền hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm theo quy định của Chính phủ...
Dù Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu Trường Đại học (ĐH) Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đảm bảo quyền lợi chính đáng của người học tại các lớp đào tạo văn bằng (VB) 2 ngành Ngôn ngữ Anh, nhưng đã 1 tháng trôi qua, nhà trường vẫn bặt vô âm tín...
Năm 2025, Trường ĐH Tôn Đức Thắng bắt đầu tuyển sinh đào tạo chuyên ngành kỹ thuật thiết kế vi mạch bán dẫn.
Với quy định cho phép dạy thêm trong nhà trường nhưng không được thu tiền của học sinh, hầu hết ý kiến đều đánh giá đây là quy định lý tưởng để giảm tình trạng ép học sinh học thêm...
Theo quy định của Chính phủ, một số ngành học được miễn, giảm học phí khi đào tạo tại các trường Đại học...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tuyển sinh đào tạo ngành vi mạch bán dẫn: Không sợ thừa, chỉ sợ thiếu?
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến các cơ sở giáo dục đại học để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn trình độ đại học...