Mới nhất tuyển sinh Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: Ai sẽ được tuyển thẳng?

Năm 2023, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển sinh trên phạm vi cả nước với 4.280 chỉ tiêu cho cả hai cơ sở đào tạo phía Bắc và Nam.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã chính thức phê duyệt đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2023.

4 phương thức tuyển sinh

Năm nay, nhà trường tiếp tục áp dụng 04 phương thức tuyển sinh (xét tuyển), giữ ổn định giống như năm 2022.

Cụ thể:

- Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và theo Đề án tuyển sinh của Học viện: chỉ tiêu không giới hạn

- Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023: chỉ tiêu dự kiến 55%

- Xét tuyển kết hợp theo Đề án tuyển sinh của Học viện: chỉ tiêu dự kiến 30%

- Xét tuyển dựa vào kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy: chỉ tiêu dự kiến 15%

Tổng chỉ tiêu (cho cả 02 Cơ sở đào tạo phía Bắc và phía Nam): 4.280 chỉ tiêu

Chỉ tiêu cụ thể các ngành như sau:

Chi tiết chỉ tiêu từng ngành đào tạo - cơ sở đào tạo phía Bắc.

Chi tiết chỉ tiêu từng ngành đào tạo - cơ sở đào tạo phía Nam

Đối với phương thức xét tuyển kết hợp thì ngoài các yêu cầu theo quy định chung, thí sinh cần có thêm một trong các điều kiện sau đây:

Thí sinh có Chứng chỉ quốc tế SAT, trong thời hạn 02 năm (tính đến ngày xét tuyển) từ 1130/1600 trở lên hoặc ATC từ 25/36 trở lên; và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên;

Thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 02 năm (tính đến ngày xét tuyển) đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 65 trở lên hoặc TOEFL ITP 513 trở lên; và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên;

Thí sinh đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc đã tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (TW) các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên;

Là học sinh chuyên các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học của trường THPT chuyên trên phạm vi toàn quốc (các trường THPT chuyên thuộc Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW và các trường THPT chuyên thuộc Cơ sở giáo dục đại học) hoặc hệ chuyên thuộc các trường THPT trọng điểm quốc gia; Và có kết quả điểm trung bình chung học 11 tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên.

Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy thì ngoài các yêu cầu theo quy định chung ở mục a) thì thí sinh cần có thêm một trong các điều kiện sau đây:

Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội năm 2023 từ 80 điểm trở lên;

Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh năm 2023 từ 700 điểm trở lên;

Thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023 từ 60 điểm trở lên.

Theo Đỗ Hợp/TPO

Tin cùng chuyên mục

PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định năm 2024, Đại học này sẽ công bố Đề án tuyển sinh sớm hơn mọi năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh trong định hướng ôn tập, lựa chọn ngành/nghề vào học.
Năm 2024, dù cách thức tuyển sinh đầu vào của các trường ĐH cơ bản giữ ổn định nhưng vẫn có nhiều điểm mới thí sinh cần lưu ý. Đáng chú ý là việc mở thêm các ngành đào tạo mới thích ứng với nhu cầu xã hội.
“Với phương thức thi 2+2, quan niệm về khối thi truyền thống không còn nữa. Cho nên các trường đại học nếu tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì chắc sẽ phải chọn các tổ hợp khác”- GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội nói.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT),
Bộ GD-ĐT đã công bố phương án chính thức về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn) và 2 môn được lựa chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).
Hôm qua, Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, (chương trình giáo dục phổ thông 2018). Đại diện các trường đại học (ĐH) khẳng định những thay đổi của kì thi tốt nghiệp không ảnh hưởng đến tuyển sinh. Vì hiện nay các trường đều đa dạng hóa các phương thức xét tuyển.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề