Mitsubishi Electric Việt Nam tài trợ thiết bị hơn nửa tỉ đồng cho ĐH Công Nghiệp TP.HCM

Đại học Công nghiệp TP. HCM (IUH) vừa tiếp nhận trang thiết bị phục vụ dạy học từ nhà tài trợ Mitsubishi Electric Việt Nam (MEVN) trị giá hơn nửa tỉ đồng.

TS. Phan Hồng Hải - Hiệu trưởng nhà trường, đã chia sẻ niềm vui: “Công ty Mitsubishi Electric Việt Nam đồng hành cùng nhà trường kể từ năm 2005 đến nay, đã có 5 đợt tài trợ trang thiết bị. Đây là sự đóng góp rất lớn và ý nghĩa của công ty vào sự phát triển của nhà trường, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo liên quan đến khối ngành công nghệ điện, điện tử. Với các trang thiết bị nhận được này, giảng viên và sinh viên của nhà trường có cơ hội nghiên cứu và học tập trực tiếp trên các thiết bị hiện đại đến từ tập đoàn có uy tín trên thế giới. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với trường chúng tôi.

Đại diện công ty MEVN ông Lê Văn Đông - Giám đốc Kế hoạch kinh doanh sản phẩm ngành hàng Tự động hoá cũng cho biết: “Tập đoàn mong muốn được có thể cùng góp sức với nhà trường, để sinh viên IUH cống hiến cho nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chứng tôi mong muốn có thể tiếp tục hợp tác đồng hành với nhà trường trong kế hoạch phát triển và đào tạo sinh viên. Tập đoàn sẽ luôn tài trợ những thiết bị mới và những sản phẩm công nghệ tiên tiến hiện đại dành cho Đại học Công nghiệp TP.HCM”.

Mitsubishi Electric Việt Nam tài trợ thiết bị hơn nửa tỉ đồng cho ĐH Công Nghiệp TP.HCM

TS. Phan Hồng Hải và ông Lê Văn Đông tại phòng thí nghiệm SCADA

Trong nhiều năm qua, Mitsubishi Electric Vietnam đã xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ thông qua các hoạt động tài trợ trang thiết bị và phần mềm tự động hóa của Mitsubishi cho các phòng thí nghiệm thuộc Khoa Công nghệ Điện của IUH. Cụ thể như năm 2005, MEVN đã tài trợ thiết bị PLC, Training kit, ...; năm 2007 MEVN nâng cấp thiết bị PLC theo công nghệ mới QPLC; năm 2016 MEVN nâng cấp thiết bị, tài trợ phần mềm SCADA và tài trợ học bổng. Tổng giá trị tài trợ: 3.2 tỷ đồng; năm 2020 MEVN tiếp tục nâng cấp thiết bị Montion controller, giá trị tài trợ: 576 triệu. Đến năm 2024, MEVN đã tài trợ các module hỗ trợ công nghệ truyền thông công nghiệp mới nhất. Thiết bị này được sử dụng để nâng cấp phòng thí nghiệm SCADA và mạng truyền thông công nghiệp. Từ đó phục vụ cho việc giảng dạy các môn học: SCADA và mạng truyền thông công nghiệp, lập trình PLC nâng cao. Trị giá cho đợt tài trợ này là 582.744.300 VNĐ.

Các thiết bị và phần mềm của Mitsubishi đã đóng góp không nhỏ trong hoạt động đào tạo – nghiên cứu của nhà trường, góp phần đào tạo nhiều thế hệ kỹ sư tự động hóa giỏi nghề. Ngoài ra, nhà trường cũng tích cực tham gia cuộc thi MECA (Mitsubishi Electric Cup Automation) do MEVN tổ chức từ năm đầu tiên (2019) cho đến nay và đều đạt được thứ hạng cao. Đặc biệt trong mùa giải năm nay, Đại học Công nghiệp TP.HCM đã đạt giải Nhất cuộc thi MECA 2024.

Mitsubishi Electric Việt Nam tài trợ thiết bị hơn nửa tỉ đồng cho ĐH Công Nghiệp TP.HCM

Sinh viên IUH phấn khởi thực hành tại phòng thí nghiệm SCADA

Có thể thấy rằng, sự đồng hành của doanh nghiệp trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Đại học Công nghiệp TP. HCM đã tạo ra môi trường giảng dạy gắn liền thực tiễn. Từ đó, giúp người học thỏa sức khám phá và thể hiện bản thân, tạo ra nguồn lực chất lượng cao cho xã hội.

Thanh Xuân/ Nguồn: IUH

Tin cùng chuyên mục

ORC (Open Robotics Challenge) là chương trình tập huấn và thi đấu Robot phi lợi nhuận, hấp dẫn dành cho giới trẻ,
Ngày 17/12/2024, Tại trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã diễn ra lễ bàn giao thiết bị tài trợ dự án Pius – Đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành Ô tô với tổng giá trị các trang thiết bị đầu tư cho dự án lên đến 4,5 tỉ đồng.
Công ty TNHH Archer Daniels Midland (ADM) Việt Nam và Công ty TNHH Thiết bị Tân tiến Sumiden Việt Nam vừa trao tặng các suất học bổng giá trị cho các sinh viên
Tập đoàn Microsoft vừa phát động cuộc thi Imagine Cup nhằm tìm kiếm các ý tưởng khởi nghiệp độc đáo dựa trên trí tuệ nhân tạo khắp thế giới. Đội vô địch sẽ nhận được 100.000 USD và tham gia buổi cố vấn đặc biệt với Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Microsoft, Satya Nadella.
Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động là giải pháp quan trọng, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề.
Hàng ngàn học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo và phát triển năng lực công nghệ cao thông qua dự án Phát triển Nhân tài Công nghệ - Samsung Innovation Campus 2024 - 2025.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Thí sinh lo nguy cơ thất nghiệp vì AI, trăn trở đăng ký ngành nào cho trúng
Trước mùa tuyển sinh 2025, nhiều học sinh lớp 12 lo lắng việc ngành nghề mong muốn theo học liệu có thể bị trí tuệ nhân tạo (AI) thay thế, dẫn đến nguy cơ thất nghiệp trong tương...