Lưu ý mốc quan trọng trong tuyển sinh

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) lưu ý các mốc thời gian quan trọng trong tuyển sinh đại học.

Thí sinh tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2023.

Điểm tiếp nhận (các trường THPT) tiếp tục chỉnh sửa (nếu có sai sót), kiểm tra và kiểm tra chéo thông tin cho thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT (trong đó có thông tin về ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng): Kết thúc chậm nhất 25/5

Trước 17h 30/6, nộp hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (theo Quy chế tuyển sinh) về cơ sở giáo dục đại học.

Thí sinh trúng tuyển thẳng xác nhận nhập học trên hệ thống. Lưu ý: thí sinh đã xác nhận nhập học sẽ không được tiếp tục đăng ký xét tuyển: 5/7-15/8

Thí sinh có nhu cầu xét tuyển sớm cần nộp hồ sơ, minh chứng tại cơ sở đào tạo (CSĐT) để có căn cứ xét tuyển. Thí sinh xét tuyển vào các ngành có sử dụng điểm năng khiếu, sơ tuyển, điểm thi đánh giá năng lực, chứng chỉ ngoại ngữ… thực hiện theo thời gian quy định của cơ sở đào tạo.

Thí sinh thực hành việc đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống: 3-6/7

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp chưa có tài khoản đăng ký xét tuyển trên hệ thống nộp Phiếu đăng ký thông tin cá nhân (Phụ lục V – Công văn 1919 hướng dẫn tuyển sinh năm 2023) và nộp tại điểm tiếp nhận (theo quy định của các sở GD&ĐT) để được cấp tài khoản trên hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung: 15/6-20/7

Thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào đại học trên Hệ thống chung của Bộ GD&ĐT (không giới hạn số lần) trong thời gian quy định (kể cả thí sinh xét tuyển sớm và đã được công bố trúng tuyển có điều kiện vẫn tiếp tục phải đăng ký NV xét tuyển trên Hệ thống): 10-30/7

Thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến: 31/7-6/8

Các trường thông báo thí sinh trúng tuyển (đợt 1): muộn nhất là 17 giờ ngày 22/8

Thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến (đợt 1) trên Hệ thống: trước 17h ngày 6/9

Sau 6/9 các trường có thể bắt đầu khai giảng năm học mới.

Các trường xét tuyển các đợt bổ sung (nếu có): cho tới hết năm 2023.

Theo Minh Phong/ GD&TĐ

Tin cùng chuyên mục

Việc có đề minh họa cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là rất quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, giáo viên.
Theo thông lệ, khoảng 3 tháng nữa, Hà Nội mới công bố số môn thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Tuy nhiên, để chủ động phương án học tập của con sau cấp THCS, nhiều phụ huynh đã tính toán giải pháp an toàn với phương châm "Không nhất thiết phải vào lớp 10 công lập".
Sáng 3/12, ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy đợt 1 tại 16 điểm thi ở 8 tỉnh, thành trên cả nước, với gần 3.000 thí sinh tham gia.
Vừa qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã cho phép trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Luật quốc tế, theo quyết định số 3847/QĐ-BGDĐT.
Từ góc độ quyền lợi của đơn vị mình, một số đại biểu cho rằng Bộ GD-ĐT cần xem xét, mở rộng danh sách trường ĐH trọng điểm quốc gia, vùng, ngành.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa công bố đã đặt ra vai trò lớn trong hướng nghiệp của nhà trường, giáo viên.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề