Làm gì để giúp con vượt qua cú sốc văn hoá khi du học?

Việc cho học sinh trung học tham gia các chương trình trao đổi văn hoá, là bước đệm quan trọng giúp các em hoà nhập được văn hoá nơi xứ người khi đi du học.

Trao đổi với PV, ông Đỗ Kim Dũng, Giám đốc quốc gia YFU Việt Nam - thành viên chính thức của YFU toàn cầu chia sẻ một số quan điểm của ông, với mong muốn giúp nhiều phụ huynh có thêm thông tin để hỗ trợ con hiệu quả trong quá trình giúp con chuẩn bị du học.

Làm gì để giúp con vượt qua cú sốc văn hoá khi du học?

Ông Đỗ Kim Dũng. QUỲNH ANH

Bước đệm quan trọng

Ông Dũng cho biết ngày nay, vai trò của giáo dục kỹ năng sống, trao đổi và hòa nhập văn hóa quốc tế đóng vài trò quan trọng như giáo dục nghề nghiệp, chuyên môn, giúp bạn trẻ thích ứng nhanh, dịch chuyển lao động trên phạm vi toàn cầu. Song song với việc học văn hóa và ngoại ngữ (ở trường học), thì việc giáo dục tính cách phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống, văn hóa cộng đồng, cũng như tính chủ động “tự điều chỉnh” hành vi của mỗi bạn trẻ.

Theo ông Dũng, các nước có nền giáo dục tiên tiến đều khuyến khích học sinh trung học (từ 15 đến 19 tuổi) tham gia nhiều hơn vào hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm và trao đổi văn hóa quốc tế để hình thành kỹ năng hòa nhập văn hóa. Hiện nay, một bộ phận cha mẹ tại Việt Nam đã có ý thức việc này.

Trong quá trình chuẩn bị cho con du học, các phụ huynh đã cho con tham gia các chương trình trao đổi, hoà nhập văn hoá quốc tế. Đây là một bước đệm quan trọng, giúp con hoà nhập được văn hoá nơi xứ người khi đi du học sau này ở các bậc học cao hơn.

* Được biết hiện nay tại Việt Nam có nhiều chương trình trao đổi văn hoá. Là một chuyên gia trong lĩnh vực này, ông có lời khuyên nào với các bậc phụ huynh?

- Ông Đỗ Kim Dũng: Hiện nay, có 5 chương trình du học trao đổi và hòa nhập văn hóa quốc tế, phụ huynh nên xác định rõ mục tiêu khi cho con tham gia các chương trình trao đổi và lựa chọn đúng.

Đầu tiên là chương trình trao đổi văn hóa, trải nghiệm và học thêm một ngoại ngữ mới. Bởi nếu muốn trở thành công dân toàn cầu thì càng biết nhiều ngoại ngữ càng tốt, không chỉ là tiếng Anh. Nhiều bạn trẻ thông thạo 3 - 4 ngoại ngữ, là nhờ họ từng tham gia các chương trình trao đổi văn hoá. Nhờ tìm hiểu văn hoá bản xứ khi trải nghiệm chương trình trao đổi văn hoá mà các bạn trẻ tích luỹ được đáng kể không chỉ vốn sống và còn là vốn từ vựng.

Làm gì để giúp con vượt qua cú sốc văn hoá khi du học?

Phụ huynh và học sinh tham gia chương trình National Pre-Departure Orientation Camp tháng 7.2022 (trại hè định hướng quốc gia) do YFU Vietnam tổ chức ở Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội. QUỲNH ANH

Nếu như con bạn biết sẵn một ngoại ngữ rồi, nhưng nghe nói chưa được tốt lắm, thì bạn có thể chọn một chương trình trao đổi văn hoá với mục tiêu nâng cao trình độ ngoaị ngữ. Không có gì nhanh hơn để thông thạo ngoại ngữ bằng cách “nhúng” mình hẳn vào môi trường văn hóa - ngôn ngữ bản địa của đất nước mà con bạn sẽ đến, được trải nghiệm sống cùng gia đình bảo trợ bản xứ và học tập với trường lớp 100% học sinh bản ngữ.

Nếu con bạn đã rất tốt một ngoại ngữ thì bạn có thể chọn chương trình trao đổi văn hóa và hoàn tất chương trình PTTH. Chương trình này chỉ phù hợp với học sinh nào đã cơ bản thông thạo ngôn ngữ nước đến và tham gia vào chương trình học tập tại trường trung học cùng học sinh bản xứ. Đây là cách tốt nhất để giúp bạn trẻ chuẩn bị hành trang du học bậc đại học sau này.

Hoặc bạn có thể chọn chương trình trao đổi văn hóa để trải nghiệm nghề, khám phá bản thân về một lĩnh vực chuyên ngành yêu thích nhằm định hướng tài năng (hoặc năng lực) trong bạn. Ví dụ về lĩnh vực chuyên ngành yêu thích như nấu ăn, nhà hàng, làm bánh, nghệ thuật, múa, âm nhạc, thời trang, thể thao… Điều này giúp bạn trẻ xác định năng khiếu và đam mê nghề mà lựa chọn sau khi xong bậc trung học.

Cũng có nhiều bạn trẻ tham gia chương trình trao đổi văn hoá vì muốn trải nghiệm hoạt động tình nguyện quốc tế. Điều này trước hết giúp cho các bạn trẻ được đóng góp vào sứ mệnh chia sẻ cộng đồng bằng một việc làm tình nguyện ở một quốc gia hay khu vực nào đó. Với những bạn muốn nộp hồ sơ xét cấp học bổng du học, thì những hoạt động này sẽ giúp các bạn ấy có một hồ sơ, lý lịch đẹp, việc xin cấp học bổng du học sẽ thuận lợi hơn.

Dù tham gia bất kỳ chương trình trao đổi văn hoá với mục tiêu nào thì những giá trị cốt lõi các bạn trẻ nhận được sẽ lớn hơn rất nhiều so với các mục tiêu cụ thể như tôi đã chia sẻ ở trên.

Để mở rộng tầm nhìn

* Nhiều phụ huynh cũng cho biết, họ thấy con họ dường như trở thành một con người khác sau một năm tham gia chương trình du học trao đổi văn hóa và trải nghiệm… ông nghĩ sao về ý kiến này?

- Ông Đỗ Kim Dũng: Đúng vậy, trong đó cái dễ nhìn thấy nhất là tính độc lập của các bạn trẻ. Theo quy định của chương trình trao đổi văn hoá, học sinh sẽ sống một năm trong gia đình bảo trợ bản xứ tình nguyện. Trong một năm đó, bạn trẻ sẽ tự chăm sóc bản thân, khả năng sống độc lập, tự vượt qua khó khăn và giải quyết vấn đề của chính mình.

Ông Đỗ Kim Dũng (phải) và Giám đốc YFU Đức. QUỲNH ANH

Khả năng học tập của các bạn trẻ cũng sẽ được cải thiện, nhờ được tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến của phương Tây. Việc này giúp nâng cao chất lượng tổng thể cho học sinh, nhấn mạnh tư duy độc lập, linh hoạt trong việc sử dụng các kiến thức, trong đó cải thiện sự hiểu biết và khả năng tự học.

Đặc biệt, các kỹ năng ngoại ngữ sẽ được cải thiện rõ rệt. Khi tham gia chương trình trao đổi văn hoá, bạn trẻ không còn là một vị khách nữa mà đã trở thành thành viên gia đình thực sự (của gia đình tình nguyện nhận tiếp đón các bạn). Các bạn trẻ được hòa vào cuộc sống gia đình chủ nhà, trải nghiệm lối sống địa phương và truyền thống văn hóa ở đó.

Học sinh sẽ tự đến trường tham gia vào quá trình học tập một cách bình thường cùng học sinh nước sở tại, gặp gỡ thêm các bạn nước khác trên thế giới. Học sinh sống và học tập trong một môi trường hoàn toàn xa lạ nhưng tinh khiết, nghe ngoại ngữ hàng ngày, nói, đọc và viết một cách tự nhiên. Điều đó sẽ giúp học sinh làm chủ khả năng ngôn ngữ tại nước mình đến giao lưu sau khi kết thúc chương trình.

Và sau hết, một giá trị rất lớn mà bạn trẻ nhận được là mở rộng tầm nhìn để trở thành công dân toàn cầu. Trong quá trình trao đổi văn hóa, tổ chức nước chủ nhà sẽ sắp xếp cho học sinh tham gia các chuyến tham quan ngoại khóa, thể thao, các cuộc thi, các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí và mở rộng tầm nhìn.

Xin cảm ơn ông!

Youth For Understanding (viết tắt là YFU) là một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 1951 tại Mỹ với nỗ lực hàn gắn vết thương do Chiến tranh thế giới thứ 2 gây ra.

Những người sáng lập nhận thấy, nếu xây dựng một chương trình “du học trao đổi văn hóa” để đưa học sinh Đức đến Mỹ, sống cùng gia đình bảo trợ bản xứ và trải nghiệm học trung học trong 1 năm tại đây, thì họ sẽ được khai sáng, lấy lại niềm hy vọng để xây dựng nền dân chủ tại Đức trong tương lai.

Do ý nghĩa tốt đẹp của của chương trình mà YFU ngày càng được mở rộng, trở thành một hoạt động rộng khắp toàn cầu, với gần 60 quốc gia thành viên hỗ trợ khoảng 300.000 học sinh trao đổi trên thế giới.

YFU Việt Nam là thành viên chính thức của YFU toàn cầu, hoạt động từ năm 1995. Mỗi năm YFU Việt Nam lựa chọn 20-30 học sinh tham gia chương trình trao đổi văn hoá tại nhiều nước. Từ năm học này, YFU Việt Nam đã bắt đầu nhận học sinh nước ngoài đến Việt Nam tham gia chương trình trao đổi văn hóa.

Theo Quý Hiên/TNO

Tin cùng chuyên mục

Đánh trúng tâm lý của phụ huynh và học sinh muốn ra nước ngoài làm việc với thu nhập cao, nhiều trung tâm tư vấn du học quảng bá du học nghề tại Đức với mức lương "trên trời" và thu phí dịch vụ hàng trăm triệu đồng.
Nắm bắt xu hướng và nhu cầu của xã hội là điều tất yếu mà mỗi người trẻ cần phải nắm rõ, đặc biệt là những ai đang lên kế hoạch du học.
Những quốc gia nào là nơi tốt nhất để học lấy bằng công nghệ? Hãy tham khảo một số lựa chọn tốt nhất từ ​​khắp nơi trên thế giới và đánh giá.
Du học đang trở nên phổ biến. Người ta thường tin rằng học tập ở nước ngoài sẽ nâng cao kỹ năng và giúp cải thiện cơ hội thành công trong sự nghiệp.
Nhiều người tìm đến các công ty hỗ trợ, tư vấn du học để ước mơ du học thành hiện thực. Nhưng không ít người gặp cảnh "rối như canh hẹ" khi công ty chậm trễ trong thực hiện các cam kết đề ra.
Tùy theo từng trường đại học ở những quốc gia khác nhau mà có các cách tuyển chọn khác nhau. Thông thường dựa các trường dựa trên điểm thi, điểm học bạ hay hoạt động ngoại khóa.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề