Khởi nghiệp từ bột

Từ đôi bàn tay trắng, một thủ lĩnh thanh niên ở Quảng Nam khởi nghiệp thành công với mô hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm bột ngũ cốc dinh dưỡng, doanh thu lên đến hàng tỉ đồng mỗi năm.

Huỳnh Tấn Nguyên, 34 tuổi, Bí thư Đoàn xã Đại Hồng (H.Đại Lộc, Quảng Nam), sớm ấp ủ giấc mơ đưa nông sản quê hương đi khắp mọi miền Tổ quốc thông qua dự án khởi nghiệp về bột ngũ cốc.

Mọi thay đổi bắt đầu từ 3 năm trước. Lúc đó, Nguyên cho ra đời sản phẩm đầu tiên là bột ngũ cốc Hồng An. “Tôi đã dành thời gian nghiên cứu về công dụng của từng loại hạt, thời gian ngâm hạt, rang hạt làm sao giữ nguyên hương vị, dưỡng chất... để sản xuất ra một loại thực phẩm thơm ngon bổ dưỡng được phối chế theo công thức riêng của mình”, anh nói.

Khởi nghiệp từ bột

Huỳnh Tấn Nguyên với sản phẩm khởi nghiệp từ ngũ cốc. KIỀU ANH

Sản phẩm này gồm 11 loại hạt có hàm lượng dinh dưỡng cao như đậu nành, đậu đen xanh lòng, đậu đen, đậu đỏ, gạo lức, hạt sen, hạt điều, đậu ván, mè đen, đậu ngự, đậu trắng… Với dự án này, mỗi năm cơ sở của Nguyên thu mua khoảng hơn 7 tấn hạt nguyên liệu để sản xuất bột. Đến năm đầu 2022, mô hình này của anh Nguyên đã đạt doanh thu 2,2 tỉ đồng/năm, lợi nhuận ước đạt 300 triệu đồng/năm. Nguyên cho biết, hiện nay cơ sở nông sản của anh đang tập trung sản xuất 6 loại bột ngũ cốc chính, bao gồm trà ngũ cốc thảo mộc, bột mầm ngũ cốc cao cấp, bột mầm đậu nành nguyên sơ, ngũ cốc giảm cân, ngũ cốc mẹ bầu, ngũ cốc ăn dặm.

Xứng danh “thủ lĩnh khởi nghiệp”

Nhờ có nguồn đầu vào chất lượng và khâu chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngũ cốc Hồng An vừa được trao giải khuyến khích tại cuộc thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp cấp tỉnh năm 2021”, đồng thời được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là sản phẩm OCOP (dự án mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao. “Đây là hướng khởi nghiệp đem lại cho tôi nhiều niềm vui và hứng khởi. Việc đi đầu trong khởi nghiệp từ làng, thí điểm khoanh vùng sản xuất, liên kết với nông dân tạo vùng nguyên liệu an toàn, đạt chuẩn VietGAP… được tôi hướng tới”, anh Nguyên chia sẻ.

Đây là hướng khởi nghiệp đem lại cho tôi nhiều niềm vui và hứng khởi. Việc đi đầu trong khởi nghiệp từ làng, thí điểm khoanh vùng sản xuất, liên kết với nông dân tạo vùng nguyên liệu an toàn, đạt chuẩn VietGAP... được tôi hướng tới

Huỳnh Tấn Nguyên, 34 tuổi, chủ nhân giải thưởng Lương Định Của 2021

Trên thực tế, Huỳnh Tấn Nguyên xứng danh là thủ lĩnh trẻ, có ý chí khởi nghiệp, quyết tâm vượt khó và khát vọng làm giàu trên chính quê hương. Nguyên đã không ngại khó khăn để theo đuổi việc khởi nghiệp của mình, tạo ra nhiều công ăn việc làm và phát triển kinh tế dưới sự động viên, đồng hành, hỗ trợ của các tổ chức Đoàn, Hội ở cơ sở. Cuối năm 2021, Huỳnh Tấn Nguyên được trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ 16, giải thưởng cao quý dành cho nhà nông trẻ tiêu biểu do Trung ương Đoàn tổ chức.

Theo Kiều Anh/TNO

Tin cùng chuyên mục

Ban tổ chức Hành trình thanh niên khởi nghiệp năm 2023 cho biết, chương trình giúp lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, khơi dậy nhu cầu khởi nghiệp chính đáng của thanh niên; hỗ trợ tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư...
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo, website tìm nhà trọ của nhóm sinh viên Cần Thơ giúp khách hàng đánh giá phòng trọ mà không cần đến xem trực tiếp.
Bức xúc vì liên tiếp có nhiều vụ cháy nổ do xe máy chập điện, chập mạch ở các hầm xe chung cư, nhà ở gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, nhóm sinh viên Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã chế tạo thành công thiết bị tự động chống cháy nổ xe máy.
Từ khoai lang bị vứt bỏ, nhóm học sinh TP.HCM tiến hành phơi khô, lắng thành tinh bột, sau đó kết hợp với bã mía, bã cà phê và các chất phụ gia khác tạo ra nhựa sinh học, tạo thành các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Hai sinh viên RMIT Việt Nam gửi thông điệp bảo vệ môi trường tới khán giả quốc tế với phim ngắn đoạt giải “Safari”.
Nguyễn Quang Dương – sinh viên năm cuối trường ĐH Kiến Trúc TPHCM đại diện Việt Nam đã đạt giải Nhất “Cuộc thi Nhà Thiết kế Trẻ Châu Á”
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề