Khoảng 337.000 học sinh bỏ xét tuyển đại học

Theo thống kê trên hệ thống của Bộ GD&ĐT, khoảng 337.000 thí sinh không đăng ký nguyện vọng, đồng nghĩa bỏ cơ hội vào đại học.

Bộ GD&ĐT tối 30/7 cho biết tính đến 17h, là thời điểm khóa cổng đăng ký xét tuyển đại học, hơn 733.000 em đã nhập nguyện vọng, tăng 73.000 so với năm ngoái.

Tổng số thí sinh thi tốt nghiệp THPT là hơn 1,07 triệu. Như vậy, khoảng 337.000 em bỏ cơ hội đại học. Tỷ lệ thí sinh bỏ xét tuyển là 31,5%, giảm 2,6% so với năm ngoái.

So với 2 năm trước, số thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học tăng lên. Cụ thể, năm 2023, có hơn 660.000 thí sinh đã nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển trên Hệ thống, tương đương 65,9% so với số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Trước đó, năm 2022, Bộ GD&ĐT ghi nhận hơn 616.000 thí sinh đăng ký tham gia xét tuyển đại học, chiếm tỉ lệ 64,1% so với số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Từ ngày 31/7, các thí sinh đã đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học cần nộp lệ phí trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Các kênh thanh toán ngân hàng gồm: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, SHB; VPBank, TPBank.

Các tổ chức trung gian thanh toán: Các ngân hàng khác qua VNPT Money, Ngân lượng, KeyPay, Payoo, Napas, OmiPay.

Các ví điện tử: VNPT Money, Momo, Viettel Money.

Kênh thanh toán di động: VNPT Mobile Money.

Phí đăng ký là 20.000 đồng một nguyện vọng. Đăng ký bao nhiêu nguyện vọng, thí sinh thanh toán số tiền tương ứng.

Lịch thanh toán trực tuyến được chia theo tỉnh, thành như sau:

Khoảng 337.000 học sinh bỏ xét tuyển đại học

Trong trường hợp thí sinh không nhìn thấy nút "Thanh toán" tại giao diện đăng ký nguyện vọng xét tuyển có nghĩa là thời điểm đó không thuộc khoảng thời gian nộp lệ phí toán hoặc đang được tạm ẩn đi nhằm chống nghẽn hệ thống.

Quá trình thanh toán trực tuyến phụ thuộc việc kết nối nhiều hệ thống khác nhau vì vậy thí sinh có thể gặp tình huống tắc nghẽn hệ thống. Trong trường hợp đó, thí sinh không nên cố gắng truy cập lại ngay, chờ khoảng 30 phút sau thực hiện lại. Sau khi thanh toán thành công, thí sinh được xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí (biên lai thu lệ phí thí sinh có thể xem trên hệ thống xét tuyển sau ngày 6/8).

Theo Đỗ Hợp/ Tiền Phong

Tin cùng chuyên mục

Theo nhiều ý kiến chuyên gia, việc xem xét bãi bỏ hoặc giảm tỷ lệ xét tuyển sớm vào đại học là cần thiết...
Năm 2025, dù có thêm môn tin học và công nghệ trong số các môn khoa học tự nhiên để lựa chọn thi tốt nghiệp THPT nhưng xu hướng học sinh chọn môn khoa học xã hội vẫn cao.
Theo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, Bộ GD&ĐT cần loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào và quy định thống nhất các tổ hợp xét tuyển, kiên quyết loại các tổ hợp "lạ".
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo tuyển sinh đại học 2025, trong đó, chỉ tiêu tối đa dành cho phương thức xét tuyển sớm chỉ còn 20%, nhiều học sinh đã cân nhắc lại, gấp rút thay đổi việc chọn lựa phương thức xét tuyển.
Công nghệ và Tin học là 2 môn thi tự chọn được đưa vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Theo các chuyên gia điểm học bạ không thực chất, ảo nhiều, theo thời gian học sinh viên không theo kịp chương trình, rơi rụng…khiến các đại học thất thu, nên đã dần "quay lưng" với xét tuyển học bạ.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.