Khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025

Năm nay là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng phương thức vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ trên phạm vi toàn quốc, công tác vận chuyển đề thi diễn ra thuận lợi.

Khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đào Duy Từ (thành phố Đồng Hới, Quảng Bình) tự tin bước vào kỳ thi THPT năm 2024. (Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN)

Ngày 24/12, Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học Phổ thông năm học 2024-2025 chính thức khai mạc tại 68 Hội đồng coi thi trên cả nước, với 6.482 thí sinh đăng ký dự thi, tăng 663 thí sinh so với năm học 2023-2024.

Kỳ thi năm nay gồm 13 môn thi: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật. Trong đó, đây là năm đầu tiên môn Tiếng Nhật được tổ chức.

Năm nay cũng là lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng phương thức vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ trên phạm vi toàn quốc. Công tác vận chuyển đề thi diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.

Ngày mai, 25/12, thí sinh sẽ thi viết các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật và thi lập trình trên máy vi tính đối với môn Tin học.

Ngày 26/12, thí sinh tiếp tục thi viết các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học; thi nói các môn Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật và thi lập trình trên máy vi tính đối với môn Tin học.

Nội dung thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đối với các môn thi ngoại ngữ: Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật thi theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và Công văn số 4171/BGDĐT-GDTrH ngày 26/8/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp Trung học Phổ thông.

Từ năm học 2023-2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quy chế mới, tăng tỷ lệ giải của Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học Phổ thông bảo đảm phù hợp với quy định của các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế. Theo đó, có 60% đạt giải từ giải Khuyến khích trở lên; trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung giấy chứng nhận trong kỳ thi. Giấy chứng nhận học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Trung học Phổ thông được cấp cho các thí sinh tham dự kỳ thi nhưng không đoạt giải, điều này giúp các em có được thông tin lưu giữ lâu dài cho cá nhân.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tăng cường giám sát, thanh, kiểm tra để thực hiện hiệu quả chức năng quản lý nhà nước; nâng cao trách nhiệm chuyên môn của các chuyên gia khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên các học viện, viện nghiên cứu, các đại học, trường đại học và giáo viên trường Trung học Phổ thông tham gia tổ chức thi.

Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hai kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, gồm: Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học Phổ thông (gọi tắt là kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia) và kỳ thi chọn học sinh Trung học Phổ thông vào các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, khu vực (gọi tắt là kỳ thi chọn đội tuyển Olympic).

Các kỳ thi nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy-học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời, phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước.

Dự kiến thời gian công bố kết quả kỳ thi là cuối tháng 1/2025./.

Theo Việt Hà/(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Trong 2 năm gần đây, nhiều ngành học của Việt Nam được các tổ chức xếp hạng uy tín của thế giới xếp vào tốp 40-100, tốp 500 và tốp 600-700 của thế giới. Đây là kết quả của việc các trường nỗ lực cải tiến chương trình đào tạo, tham gia các tổ chức kiểm định uy tín của thế giới để liên tục cải tiến chất lượng...
Hàng trăm sinh viên Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhận được số tiền lên tới 127 triệu đồng/em. Đây là tiền hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm theo quy định của Chính phủ...
Dù Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu Trường Đại học (ĐH) Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đảm bảo quyền lợi chính đáng của người học tại các lớp đào tạo văn bằng (VB) 2 ngành Ngôn ngữ Anh, nhưng đã 1 tháng trôi qua, nhà trường vẫn bặt vô âm tín...
Năm 2025, Trường ĐH Tôn Đức Thắng bắt đầu tuyển sinh đào tạo chuyên ngành kỹ thuật thiết kế vi mạch bán dẫn.
Với quy định cho phép dạy thêm trong nhà trường nhưng không được thu tiền của học sinh, hầu hết ý kiến đều đánh giá đây là quy định lý tưởng để giảm tình trạng ép học sinh học thêm...
Theo quy định của Chính phủ, một số ngành học được miễn, giảm học phí khi đào tạo tại các trường Đại học...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tuyển sinh đào tạo ngành vi mạch bán dẫn: Không sợ thừa, chỉ sợ thiếu?
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến các cơ sở giáo dục đại học để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn trình độ đại học...