Khai mạc Hội nghị phát triển Giáo dục và Đào tạo vùng Đông Nam Bộ

Sáng 18/4, tại  Bình Dương, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị phát triển GD&ĐT vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc hội nghị.

Tham dự hội nghị có ông Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; cùng lãnh đạo các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương và địa phương.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Vùng Đông Nam Bộ có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

Đây là vùng có mật độ dân cư cao nhất cả nước (diện tích chưa bằng 1/10 cả nước nhưng dân số chiếm 19,1% dân số cả nước); có tỷ lệ tăng dân số và tỷ lệ người nhập cư cao nhất cả nước; có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước và sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập thấp nhất cả nước.

Đông Nam Bộ cũng là nơi có tỷ lệ đô thị hóa đứng thứ hai cả nước.

Lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương tại hội nghị.

Với tiềm năng, lợi thế vượt trội, Vùng luôn là trung tâm đổi mới, năng động, sáng tạo hàng đầu, là đầu tàu kinh tế, có đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của đất nước; là trung tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ lớn nhất cả nước với hạt nhân là TPHCM - trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, thời gian qua, giáo dục và đào tạo của vùng Đông Nam Bộ đã đạt được những kết quả quan trọng, đáng ghi nhận nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, sự quan tâm của toàn xã hội.

Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo của Vùng vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức như: tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp; tình trạng quá tải tại các trường học, cơ sở đào tạo; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh tại địa bàn tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất còn nhiều hạn chế…

Quang cảnh hội nghị.

"Hội nghị tổ chức hôm nay nhằm bàn sâu, đánh giá tình hình, thống nhất các giải pháp phát triển vùng, qua đó triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ mà nghị quyết của Bộ Chính trị đã đề ra.

Bộ GD&ĐT mong muốn cùng với các địa phương thảo luận, nhận diện bức tranh giáo dục vùng Đông Nam Bộ hiện nay; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đã làm được trong thời gian qua. Trên cơ sở đó cùng nhau đề ra các giải pháp để phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Theo Anh Tú - Hồ Phúc/ GD&TĐ

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú của các gian tư vấn tại Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2024 dành cho thí sinh.
Nằm trong chuỗi Chương trình tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh năm 2024 do tạp chí Giáo dục TP.HCM kết hợp với Sở GD – ĐT và Đài Phát thanh - truyền hình..
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhấn mạnh sự ra đời Câu lạc bộ (CLB) là sự kiện lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng với giáo dục đại học Việt Nam.
Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng DN kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (TVDH) lớn nhất cả nước. Để các DN hoạt động lành mạnh và phát triển bền vững, ngành giáo dục Thủ đô đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp; đồng thời lắng nghe ý kiến từ cơ sở.
Phát triển dựa vào khoa học công nghệ, trong đó có chuyển đổi số, phát triển ngành bán dẫn là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Sáng 15/12, trường đại học Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến lần thứ 8, trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tầm nhìn 2045.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề