Kết thúc thi tốt nghiệp: Thí sinh chuẩn bị đăng ký xét tuyển đại học

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho biết việc thí sinh đăng kí xét tuyển (ĐKXT) trực tuyến trên hệ thống tuyển sinh chung đã được thực hiện từ nhiều năm nay.

Tuy nhiên hằng năm có hơn 1 triệu thí sinh mới lần đầu tham gia ĐKXT, vì vậy để tránh các hạn chế và sai sót, nhầm lẫn có thể xảy ra, từ năm 2023 Bộ GD&ĐT đã cải tiến hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, trong đó có việc chỉ yêu cầu thí sinh ĐKXT theo mã xét tuyển (ngành hoặc nhóm ngành), không phải đăng ký phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển như các năm trước đây. Đồng thời việc khai báo khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh được thí sinh thực hiện và sau đó các trường THPT nơi thí sinh nộp hồ sơ có trách nhiệm rà soát, xác nhận.

Kết thúc thi tốt nghiệp: Thí sinh chuẩn bị đăng ký xét tuyển đại học

Kết thúc kì thi tốt nghiệp THPT, thí sinh chuẩn bị tâm thế xét tuyển ĐH năm 2024. Ảnh: Trọng Tài

Bà Thủy lưu ý thí sinh cần tìm hiểu kỹ các thông tin về tuyển sinh trong đề án tuyển sinh, thông báo tuyển sinh của các trường được đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của các trường. Từ đó, thí sinh chuẩn bị và đáp ứng các điều kiện về tuyển sinh của cơ sở đào tạo vào các ngành mà thí sinh dự kiến sẽ đăng ký như thi năng khiếu, sơ tuyển, phương thức xét tuyển nào phù hợp,…

Thí sinh nên tham gia thực hành ĐKXT trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ. Bà Thủy nhấn mạnh một yêu cầu bắt buộc mà những năm trước nhiều thí sinh mắc phải là tất cả thí sinh đều phải tham gia ĐKXT trên Hệ thống, kể cả thí sinh đã xét, trúng tuyển sớm ở các cơ sở đào tạo. Do vậy rất cần có thực hành, tập dượt trước tránh bỡ ngỡ, làm sai, bỏ sót quy trình…

Thí sinh nghiên cứu kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT và thực hiện theo đúng thời gian quy định. Nghiên cứu tài liệu ĐKXT và thực hiện đúng, đủ, hết toàn bộ quy trình ĐKXT. Nộp lệ phí xét tuyển (trực tuyến) và xác nhận nhập học (cũng thực hiện trực tuyến) trên Hệ thống đúng thời gian quy định tại Kế hoạch tuyển sinh năm 2024.

Lưu ý điểm cộng ưu tiên

Đối với thí sinh xét tuyển sớm, xét tuyển thẳng phải thực hiện ĐKXT và nộp các minh chứng cho cơ sở đào tạo theo đúng thời gian quy định. Nếu trúng tuyển vẫn phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống chung của Bộ GD&ĐT.

Bà Thủy đưa ra một số mốc thời gian quan trọng mà thí sinh xét tuyển ĐH năm nay không được quên. Từ ngày 1/7 đến 20/7, thí sinh tự do không dự kì thi tốt nghiệp THPT năm 2023 để lấy kết quả xét tuyển mà chỉ xét tuyển bằng phương thức khác, phải điền vào Phiếu đăng ký thông tin cá nhân cho đối tượng thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp và nộp tại điểm tiếp nhận (theo quy định của các sở GD&ĐT) để được cấp tài khoản trên Hệ thống, đồng thời nộp các minh chứng trong thời gian quy định để cơ sở đào tạo có căn cứ xét tuyển.

Theo Nghiêm Huê/ Tiền Phong

Tin cùng chuyên mục

Theo nhiều ý kiến chuyên gia, việc xem xét bãi bỏ hoặc giảm tỷ lệ xét tuyển sớm vào đại học là cần thiết...
Năm 2025, dù có thêm môn tin học và công nghệ trong số các môn khoa học tự nhiên để lựa chọn thi tốt nghiệp THPT nhưng xu hướng học sinh chọn môn khoa học xã hội vẫn cao.
Theo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, Bộ GD&ĐT cần loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào và quy định thống nhất các tổ hợp xét tuyển, kiên quyết loại các tổ hợp "lạ".
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo tuyển sinh đại học 2025, trong đó, chỉ tiêu tối đa dành cho phương thức xét tuyển sớm chỉ còn 20%, nhiều học sinh đã cân nhắc lại, gấp rút thay đổi việc chọn lựa phương thức xét tuyển.
Công nghệ và Tin học là 2 môn thi tự chọn được đưa vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Theo các chuyên gia điểm học bạ không thực chất, ảo nhiều, theo thời gian học sinh viên không theo kịp chương trình, rơi rụng…khiến các đại học thất thu, nên đã dần "quay lưng" với xét tuyển học bạ.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.