Hướng tới nền giáo dục không dạy thêm

Việc siết dạy thêm, học thêm có đưa giáo dục về đúng giá trị thật, giữ gìn sự tôn nghiêm của nhà giáo? Các chuyên gia cho rằng cần có chính sách đồng bộ, tránh tái diễn tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa” như thời gian qua.

3 đối tượng cùng thay đổi

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam cho biết, từng có nhiều văn bản về vấn đề học thêm trước Thông tư 29 do Bộ GD&ĐT ban hành, nhưng thực hiện chưa hiệu quả. Ông Tùng Lâm khẳng định, việc học thêm làm xói mòn khả năng tự học, làm giảm đi sự phát triển của con người. Việc học vì điểm số, học vì bằng cấp, học để đối phó chứ không phải xuất phát từ mong muốn của học sinh.

“Trước đây, học thêm dạy thêm xuất phát từ cách thi cử mẹo mực, đề thi đánh đố. Nhưng giờ đây, chương trình giáo dục phổ thông 2018 buộc học sinh phải tự rèn luyện, tự tìm ra kiến thức, từ đó biến kiến thức thành năng lực riêng. Cả ba đối tượng thầy cô, học sinh, phụ huynh cần nhìn lại Thông tư 29 vì lợi ích lâu dài của đất nước để thay đổi”, ông Tùng Lâm nói.

Học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Ảnh: HOÀNG MẠNH THẮNG

Ông Lâm nhấn mạnh, việc kiểm tra đánh giá cần cải tiến như thế nào cho phù hợp với yêu cầu mới. Đề thi không kiểm tra kiến thức học thuộc lòng, không đối phó với sách giáo khoa. Muốn thế, đầu tiên nhà trường phải dạy học sinh biết cách tự học. Thứ hai là phụ huynh, không phải cứ đẩy con đến lớp học thêm là yên tâm. Thứ ba, trách nhiệm của giáo viên phải dạy học sinh đến nơi đến chốn. Khi thầy cô giáo dạy vượt giờ chuẩn, lao động phải được trả công.

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie (Hà Nội) chia sẻ, ông hoàn toàn ủng hộ các quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm và quy định về các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm tại Thông tư 29. Riêng với quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang cho rằng, việc dạy thêm không thu tiền của học sinh là đúng, nhưng phải có tiền chi trả thù lao, bồi dưỡng cho giáo viên; địa phương phải cân đối, quy định cụ thể. Đây cũng là tâm tư của không ít nhà giáo vì có thể huy động, kêu gọi họ dạy miễn phí nhưng không thể bắt buộc hoặc thực hiện trong thời gian dài.

Học sinh cần có thời gian “tiêu hóa” kiến thức

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết, giáo dục phổ thông là để phát triển toàn diện năng lực của học sinh nên ở THCS chưa có trường chuyên cũng vì lý do đó. Nhà trường phải là nơi để học sinh phát triển toàn diện năng lực, không phải là nơi chỉ trau dồi kiến thức để giải các bài tập, không có thì giờ để “tiêu hóa”, vận dụng vào cuộc sống.

PGS. Nguyễn Xuân Thành khẳng định, Thông tư 29 không cấm, mà định nghĩa rõ thế nào là dạy thêm, học thêm. Việc sử dụng sự liên kết đó ở đâu, ngoài nhà trường hay trong nhà trường đều phải có sự quản lí của pháp luật. Lưu ý rằng, trong nhà trường là tài sản công, được đầu tư để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.

PGS. Thành nhìn nhận, việc tập trung quá nhiều vào năng lực văn hóa cho học sinh đã khiến bản thân giáo viên không có thời gian tự học, trau dồi kiến thức cho bản thân. Chính vì vậy, chương trình giáo dục 2018 quy định 5 phẩm chất, 10 năng lực, trong đó năng lực đầu tiên là tự chủ và tự học. Không thể lấp đầy thời gian của học sinh bằng dạy thêm.

Theo PGS. Thành, khi Thông tư 29 được ban hành, Bộ GD&ĐT nhận được nhiều tâm tư, ý kiến. Có người nói, nhu cầu học thêm là một hằng số, chặn ở đây nó sẽ tràn ra chỗ khác, nhưng thực tế không phải như vậy. “Với nhu cầu học thêm dạy thêm, thầy cô làm tròn trách nhiệm với nhà trường, vấn đề học thêm dạy thêm sẽ tự giảm xuống. Thông tư 29 giúp cho việc dạy thêm học thêm giảm đi và dần dần nhà trường không cần dạy thêm học thêm, bên ngoài cũng không cần tăng lịch”, ông Thành nói.

Theo Hoa Ban/ tienphong.vn

 

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ đề nghị không chuyển các trường đại học phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ, ngành, địa phương và các trường đại học trọng điểm, chuyên sâu của các ngành, lĩnh vực về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Gần 3 tháng sau khi Thông tư 29 có hiệu lực, tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định vẫn diễn biến phức tạp, với nhiều vi phạm mới...
Sáng ngày 26/4/2025, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (26/04/1995 - 26/04/2025) tại Trung tâm Đào tạo Nhân lực chất lượng cao HUTECH,
Mang danh “luyện chữ đẹp” và “dạy vẽ”, một số lớp học tổ chức tại Nhà văn hóa Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TPHCM) thực chất lại giảng dạy các môn văn hóa cho học sinh tiểu học...
Bộ GD&ĐT thông tin, tính đến 17 giờ ngày 24/4, đã có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025...
Việt Nam lần đầu có tới 9 đại diện lọt vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất châu Á năm 2025, nhiều nhất từ trước đến nay, với 3 đại diện mới.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề