Hỗ trợ học phí để thu hút sinh viên

Theo quy định của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27-8-2021 của Chính phủ, học phí đại học công lập từ năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo sẽ lần lượt tăng với tất cả các loại hình trường khác nhau. Nhiều trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra các chính sách hỗ trợ học phí để thu hút người học.

Theo Nghị định số 81/2021/ NĐ-CP của Chính phủ về quản lý học phí, năm học 2022-2023, mức trần học phí đại học chưa tự chủ dao động từ 13,5 đến 27,6 triệu đồng/năm học (10 tháng). Riêng đại học tự chủ có mức học phí cao hơn từ 2 đến 2,5 lần so với các trường chưa tự chủ. Sau 2 năm không tăng do dịch Covid-19, năm nay, học phí nhiều trường đại học dự kiến tăng mạnh.

Đơn cử, Khoa Y (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) dự kiến điều chỉnh học phí năm học 2023-2024 đối với 5 ngành đào tạo. Trong đó, các ngành Y khoa, Dược học, Răng - Hàm - Mặt, Y học cổ truyền học phí là 55 triệu đồng/năm học/sinh viên, tăng 6 triệu đồng so với năm 2022; ngành Điều dưỡng, học phí là 40 triệu đồng/năm học/sinh viên, tăng 3 triệu đồng so với năm trước. Em Trần Thị Thúy Hằng, học sinh lớp 12 A1, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du (quận 10) chia sẻ: "Em định dự thi vào ngành Y, nhưng với học phí tăng cao, chắc em và gia đình sẽ phải suy xét thêm".

Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi cho hay, đặc thù ngành Y là thời gian đào tạo dài; sau khi ra trường cũng phải mất một khoảng thời gian thực hành mới có thể hành nghề. Nhà trường có những chính sách hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. 

Nhiều trường đại học khác tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đưa ra các chính sách thu hút tân sinh viên, như: Tặng học bổng, giảm học phí, hỗ trợ vay vốn… Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Trần Thúy Trâm Quyên cho hay, trong năm học 2023-2024, nhà trường đồng hành cùng 500 doanh nghiệp trao tặng đến thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào trường sớm nhất trong tháng 4-2023. Mỗi suất học bổng trị giá 10 triệu đồng và cơ hội thực tập cùng việc làm rộng mở cho sinh viên ngay từ những ngày đầu nhập học.

Còn Giám đốc Quỹ phát triển Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - PGS.TS Nguyễn Đình Tứ thông tin, sau gần 15 năm từ khi thành lập, Quỹ đã vận động và giải ngân được hơn 250 tỷ đồng, trong đó khoảng 150 tỷ đồng cho cơ sở vật chất, 100 tỷ đồng cho các chương trình học bổng, hỗ trợ hiệu quả cho học sinh, sinh viên theo đuổi sự nghiệp học tập của mình… Năm học 2023-2024, Đại học Quốc gia thành phố triển khai chương trình vay ưu đãi lãi suất 0% cho sinh viên của đại học này từ nguồn quỹ phát triển. Theo đó, sinh viên được vay số tiền tối đa bằng với học phí nhưng không vượt quá 10 triệu đồng/học kỳ và chỉ áp dụng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn chính quy văn bằng 1; đối với sinh viên lần đầu đăng ký vay, nếu là sinh viên năm thứ nhất phải có giấy xác nhận nhập học của cơ sở đào tạo; sinh viên từ năm thứ 2 phải có kết quả học tập đạt trung bình khá (tương đương 6.0) trở lên và đạt điểm đánh giá rèn luyện từ 70/100 điểm trở lên.

“Trong quá trình vay vốn, sinh viên phải cam kết tốt nghiệp trong thời gian quy định của khóa học và chưa tham gia vay ở các tổ chức tín dụng khác. Đồng thời, điểm học tập học kỳ gần nhất đạt từ 6.0/10 trở lên, điểm rèn luyện học kỳ 2 hoặc cả năm học đạt từ 70/100 trở lên”, PGS.TS Nguyễn Đình Tứ thông tin.

Theo Thanh Tàu/ HNM

Tin cùng chuyên mục

Việc có đề minh họa cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là rất quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, giáo viên.
Theo thông lệ, khoảng 3 tháng nữa, Hà Nội mới công bố số môn thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Tuy nhiên, để chủ động phương án học tập của con sau cấp THCS, nhiều phụ huynh đã tính toán giải pháp an toàn với phương châm "Không nhất thiết phải vào lớp 10 công lập".
Sáng 3/12, ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy đợt 1 tại 16 điểm thi ở 8 tỉnh, thành trên cả nước, với gần 3.000 thí sinh tham gia.
Vừa qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã cho phép trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Luật quốc tế, theo quyết định số 3847/QĐ-BGDĐT.
Từ góc độ quyền lợi của đơn vị mình, một số đại biểu cho rằng Bộ GD-ĐT cần xem xét, mở rộng danh sách trường ĐH trọng điểm quốc gia, vùng, ngành.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa công bố đã đặt ra vai trò lớn trong hướng nghiệp của nhà trường, giáo viên.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề