Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ đề xuất bổ sung loại hình trường THPT mới

Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có văn bản đề xuất điều chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2026 với việc bổ sung thêm 1 loại hình trường THPT mới là trường THPT nghề.

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi xác lập giáo dục nghề nghiệp là một bậc của hệ thống giáo dục quốc dân gồm 2 cấp: trung học nghề và cao đẳng. Trong bậc học này, người học được đào tạo ở 3 trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. 

Đây là nội dung mà Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam không đồng tình và xin điều chỉnh.

Hiệp hội cho rằng, quan niệm “giáo dục nghề nghiệp là một bậc của hệ thống giáo dục quốc dân” chưa hợp lý. Lý do là nhiều quốc gia trên thế giới không coi giáo dục nghề nghiệp là một bậc học mà là một hướng đào tạo song song. 

"Các tổ chức quốc tế như UNESCO, OECD cũng xem giáo dục nghề là một nhánh trong hệ thống đào tạo", văn bản đề xuất nêu.

Trong văn bản đề xuất điều chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân hiện hành, Hiệp hội đưa ra 3 điểm chính.

Một là quy định giáo dục nghề nghiệp là giáo dục nghề - một lĩnh vực đào tạo cùng với giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, có thể liên thông với các trình độ tương ứng và phù hợp.

Hai là bổ sung thêm loại hình trường THPT nghề ở cấp THPT hiện hành.

Ba là đưa trình độ đào tạo cao đẳng chính quy trở lại bậc giáo dục đại học như trước đây và giữ nguyên bậc cao đẳng nghề hiện tại.

Lý giải cho đề xuất này, văn bản của Hiệp hội thuyết minh: “Việc tích hợp trình độ cao đẳng vào các trình độ của giáo dục đại học là xu hướng hợp lý, đảm bảo sự liên thông trong đào tạo, mang lại nhiều lợi ích cho người học nói riêng và xã hội nói chung. 

Khi cao đẳng thuộc các trình độ của giáo dục đại học, chương trình đào tạo sẽ được thiết kế theo tư duy thống nhất ngay từ đầu, giúp sinh viên cao đẳng dễ dàng học lên đại học mà không gặp bất kỳ rào cản nào về chương trình đào tạo”.

Đối với đề xuất bổ sung thêm loại hình trường THPT nghề, Hiệp hội đưa ra hướng chuyển đổi một số trường THPT tại các địa phương theo vùng miền để vừa đảm bảo chiến lược phát triển giáo dục phổ thông vừa đảm bảo chủ trương tinh gọn bộ máy, viên chức. 

Mô hình hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2026 mà Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam đề xuất như sau:

Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ đề xuất bổ sung loại hình trường THPT mớiNgoài ra, trong văn bản đề xuất này, Hiệp hội cũng chỉ ra những điểm hạn chế của hệ thống giáo dục quốc dân hiện hành. Một trong số đó là việc phân luồng học sinh sau THCS và THPT chưa thực sự hiệu quả.

Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học chưa bao gồm trình độ cao đẳng dẫn đến một số khó khăn và bất cập trong đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu.

Theo Hoàng Hồng/ Dân trí

Tin cùng chuyên mục

Sở GD&ĐT TPHCM, cho biết sáng 23/6, sở này sẽ chính thức công bố điểm thi lớp 6 và 10 năm học 2025-2026...
Người học đủ điều kiện thuộc các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật then chốt và công nghệ chiến lược dự kiến được cấp học bổng và hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng mỗi tháng.
Tình trạng ‘dạy thêm trá hình’ dưới nhiều hình thức vẫn khá phổ biến, cho thấy vẫn còn khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn...
Thông tư 29 bước đầu cho thấy việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường có vẻ "êm ả" hơn nhưng bên ngoài nhà trường vì nhiều mục tiêu, nhu cầu và thực tế về dạy học, thi cử khiến các mệnh lệnh trong thông tư không đủ để giải quyết...
Ngày 16.6, Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố danh sách 171 điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 với tổng số khoảng 4.800 phòng thi, trung bình mỗi điểm thi có 28 phòng. Đồng thời sẽ lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi để giám sát và bảo mật an toàn đề thi, bài thi.
Sáng 16.6, với 451/460 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua dự án luật Nhà giáo với nhiều chính sách mới với giáo viên...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề