Hệ thống truy vết sinh viên tốt nghiệp: Thước đo chất lượng đại học

Việt Nam sẽ có một hệ thống thống kê, theo dõi thông tin của sinh viên đã tốt nghiệp một cách chuyên nghiệp.

Hệ thống truy vết sinh viên tốt nghiệp: Thước đo chất lượng đại học

Dự án "Theo dõi xu hướng việc làm của sinh viên tốt nghiệp tại Việt Nam" (viết tắt là MOTIVE) do Quỹ Eramus của Liên minh châu Âu tài trợ kinh phí, do tổ chức liên kết các trường ĐH Almalaurea của Ý giữ vai trò điều phối viên ở châu Âu vừa ra đời với trường ĐH Hà Nội là điều phối viên quốc gia tại Việt Nam. Hệ thống này sẽ tạo thành một vòng tròn kết nối nhà trường, sinh viên với doanh nghiệp.

Các trường sẽ khảo sát sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Đặc biệt khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ phải điền phiếu khảo sát một cách kỹ lưỡng. Tất cả những thông tin này đều đã được phòng đào tạo kiểm chứng. Khi doanh nghiệp tham gia hệ thống này họ sẽ biết mình cần chọn sinh viên nào. Doanh nghiệp sẽ có phản hồi về chất lượng của sinh viên với trường, chia sẻ về nhu cầu lao động, từ đó trường điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp.
Hệ thống dữ liệu này giúp Bộ GD&ĐT đánh giá được xu hướng lao động, nhu cầu lao động của thị trường, đánh giá ngành nghề nào được xã hội cần hơn, so sánh chất lượng đào tạo giữa các trường, từ đó đề ra chỉ tiêu cho các trường chính xác hơn. Có thể coi đây là công cụ quan trọng trong kiểm định chất lượng ĐH ở Việt Nam.
Hiện đã các trường ĐH ở Việt Nam tham gia dự án MOTIVE như trường ĐH Hà Nội (HANU), Học viện Bưu chính Viễn thông (PTIT), ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (NUAE), Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC), ĐH Thái Nguyên (TNU), Cao đẳng Du lịch Hà Nội (HTC), Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA), ĐH Nội vụ (HUHA). Dự án đang trong giai đoạn đào tạo nhân sự, thiết lập hệ thống máy móc cho các trường.
Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) cho biết, việc triển khai thực hiện tốt các nội dung của dự án sẽ góp phần tạo cơ hội để các cơ sở đào tạo trong nước xây dựng mạng lưới kết nối trực tiếp với khối doanh nghiệp, đơn vị nhằm nâng cao kỹ năng khởi nghiệp và nắm bắt được các kiến thức kỹ năng của thị trường lao động, giải quyết việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp.
Đồng thời tạo điều kiện cho các trường tại Việt Nam học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đối tác Châu Âu về lĩnh vực hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp cho sinh viên.
Kết quả đầu ra của dự án sẽ là một kênh tham mưu quan trọng đối với việc tham mưu xây dựng các chính sách, đặc biết là đối với công tác thông kê số lượng sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp, xây dựng kênh thông tin giữa nhà trường và doanh nghiệp, trên cơ sở đó tham mưu xây dựng các kỹ năng nghề nghiệp thiết yếu đối với sinh viên (Essential Skills) nhằm cải thiện vấn đề việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
Motive (Monitoring Trends In Vietnamese Employment) là Dự án “Theo dõi tình trạng việc làm của sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp” được quỹ Eramus+ của Liên minh châu Âu tài trợ trong giai đoạn 2020-2022, dưới sự chủ trì của tổ chức Alma Laurea, thuộc ĐH Bologna, Italia. Đây là dự án hợp tác xuyên quốc gia nhằm chuyển giao năng lực cho các trường ĐH ở Việt Nam từ các tổ chức phát triển và các trường ĐH ở châu Âu.
Theo Nghiêm Huê/TNO

 

Tin cùng chuyên mục

Bộ GD-ĐT cho hay, mỗi năm các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thú y cần đến 46.000 lao động trình độ từ cao đẳng trở lên (chưa kể trung cấp). Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, số lượng nhân lực nhóm ngành này chỉ đáp ứng được khoảng 11,2% nhu cầu.
Dù doanh nghiệp khối kỹ thuật, xây dựng, môi trường... vào tận trường đặt hàng nhưng những năm gần đây, các ngành này lại khó tuyển sinh.
Thị trường lao động ngày nay đang trở nên cạnh tranh khốc liệt, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật.
Nhà sản xuất chip hàng đầu châu Âu Infineon đang tăng cường tuyển dụng nhân lực lành nghề từ Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nguồn nhân lực ngành nông nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn.
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao lúc nào cũng có nhưng số lượng người thực sự giỏi, có kinh nghiệm phù hợp để đảm nhận được thì không bao giờ đủ để đáp ứng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề