Hàng trăm học giả quốc tế yêu cầu Nhật Bản tái cấp visa du học sinh

Hơn 650 học giả và sinh viên từ các trường đại học ở Mỹ, Nhật Bản, Anh và các quốc gia khác đã kêu gọi chính phủ Nhật Bản tiếp tục cấp thị thực cho sinh viên và nghiên cứu sinh.

Một nhóm các học giả, chuyên gia và sinh viên do Giám đốc điều hành của Quỹ ICU Nhật Bản Paul Hastings dẫn đầu đã đệ đơn lên Tổng lãnh sự Nhật Bản tại New York Kanji Yamanouchi, cảnh báo lệnh cấm cấp thị thực mới "đã làm xói mòn các mối quan hệ toàn cầu và danh tiếng của các cơ sở giáo dục của Nhật Bản".

Bản kiến ​​nghị viết: "Trong khi Nhật Bản đã bắt đầu gửi sinh viên và nghiên cứu sinh của mình ra nước ngoài, đất nước này không nhận sinh viên và nghiên cứu sinh từ phần còn lại của thế giới. Việc thiếu quan hệ có qua có lại sẽ gây thiệt hại cho mối quan hệ đối tác vốn được vun đắp cẩn thận giữa các trường đại học Nhật Bản và các trường học ở các nước khác”.

Những người đã ký vào đơn kiến nghị bao gồm các giáo sư và sinh viên từ Đại học Harvard, Đại học Princeton và Đại học Columbia ở Mỹ; Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế, Đại học Keio và Đại học Kyoto ở Nhật Bản; Đại học Cardiff ở Anh.

Nhật Bản quyết định dừng cấp visa cho du học sinh và nghiên cứu sinh quốc tế từ đầu năm 2021 để kiểm soát dịch bệnh

Ông Hastings đã chỉ ra trong một cuộc họp báo trực tuyến hôm 21/10 rằng, Nhật Bản là quốc gia duy nhất trong nhóm bảy quốc gia công nghiệp phát triển hiện không cấp thị thực cho sinh viên nước ngoài, khiến các chương trình trao đổi giáo dục bị đe dọa.

Vào tháng 1, Nhật Bản đã ngừng cấp thị thực cho sinh viên nước ngoài, ngoại trừ những sinh viên được trao học bổng của chính phủ, theo chính sách kiểm soát biên giới nghiêm ngặt được áp đặt để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Theo Cơ quan Dịch vụ nhập cư Nhật Bản, chỉ có khoảng 7.000 sinh viên nước ngoài mới nhập cảnh vào Nhật Bản trong sáu tháng đầu năm 2021, giảm 88,5% so với cùng kỳ năm 2019 - trước khi đại dịch bùng phát.

Bản kiến ​​nghị cho biết thêm: “Số lượng sinh viên nước ngoài giảm đã đảo ngược tiến bộ đạt được trong quá trình quốc tế hóa các trường đại học Nhật Bản. Nhiều sinh viên đã hủy kế hoạch, thay vào đó chọn học ở các quốc gia mở cửa cho sinh viên quốc tế, làm giảm cơ hội cho sinh viên Nhật Bản để học hỏi từ các bạn bè quốc tế".

"Lệnh cấm đầu vào có thể làm giảm sự quan tâm tổng thể đối với Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục đại học".

Thời gian gần đây, Nhật Bản đã giảm dần số ca nhiễm COVID-19, các hạn chế đi lại có thể sớm được nới lỏng. Tokyo và Osaka đã cho phép các quán ăn hoạt động đến tận tối muộn và dỡ bỏ lệnh cấm phục vụ đồ uống có cồn từ tuần tới, lần đầu tiên sau 11 tháng.

Linh La/PNO (theo Kyodo)

 

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền, trường ĐH và doanh nghiệp Đài Loan chung tay đào tạo các ngành hot miễn phí cho sinh viên Việt Nam và tạo điều kiện để người học làm việc ngay tại vùng lãnh thổ này sau khi tốt nghiệp.
Với mục đích tăng cường lao động nước ngoài để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực, Đức đang ban hành nhiều chính sách tích cực, trong đó có tạo cơ hội chuyển đổi văn bằng cho ứng viên để làm việc tại quốc gia này.
Bộ GD-ĐT vừa có thông báo tuyển sinh ứng viên nhận học bổng đi học tại Ba Lan diện Hiệp định năm 2024 dành cho trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Chiến lược di cư mới do chính phủ nước này công bố nêu ra những thay đổi đáng kể về công việc sau tốt nghiệp cho sinh viên quốc tế, đồng thời yêu cầu đầu vào cao hơn.
Trong bối cảnh nhu cầu du học Hàn Quốc tăng cao, nhiều ĐH Hàn Quốc đang tạo ra những chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hàn dành riêng cho sinh viên quốc tế để thu hút tuyển sinh năm 2024.
Thời gian qua, các quốc gia hàng đầu về số du học sinh như Úc, Canada và Anh quyết định siết thị thực du học lẫn cơ hội làm việc của sinh viên quốc tế khiến không ít người Việt lo lắng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề