Giải đáp thắc mắc du học Thụy Sĩ (Phần 2)

Bạn đang có vô vàn thắc mắc về du học Thụy Sĩ, bài viết hôm nay Megastudy sẽ tổng hợp những thắc mắc để học sinh có thể tham khảo và lựa chọn cho mình phương án phù hợp nhất.

1. Tôi muốn biết thêm về những kinh nghiệm khi xin Visa du học Thụy Sĩ? Tối rất quan tâm

Chào bạn, bạn đang quan tâm về vấn đề xin Visa Du học Thụy Sĩ, Megastudy sẽ cung cấp cho bạn một số “bí kíp” để bạn có thể dễ dàng phỏng vấn xin visa nhé!

Trước hết, hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của đại s quán, phù hợp với từng hoàn cảnh và khoá học của các bạn. Bước này các học sinh sẽ được nhân viên tư vấn của Vinahure hỗ trợ 100 % sao cho bộ hồ sơ của bạn được sắp xếp đầy đủ và hoàn chỉnh nhất.

Thứ hai, bạn nên cho họ thấy là bạn sẽ có một cuộc nói chuyện hấp dẫn bằng ngoại hình của mình. Hãy quan tâm đến vẻ bề ngoài một chút như đầu tóc gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ đủ lịch sự mà không cần formal quá. Hãy luôn giữ nụ cười trên môi để biểu hiện sự thoải mái và thiện chí của mình.

Thứ ba, có một số bạn nghĩ rằng: Tiếng anh của bạn chưa đủ tốt thế này làm sao học được? Hãy nói với họ rằng, tiếng Anh của tôi chưa đủ tốt, vì vậy tôi mới đăng ký khoá học tiếng Anh ngắn hạn trước khoá học chính khoá, với môi trường học tốt như vậy cùng với sự chăm chỉ, cầu tiến của tôi, chắc chắn tôi sẽ đáp ứng tốt khoá học của mình.

Thứ tư, nếu không nghe rõ bạn nên hỏi lại.  Đừng ngại hỏi, vì chỉ có như vậy bạn mới trả lời đúng câu hỏi.

Thứ năm, nội dung cuộc nói chuyện đương nhiên sẽ do người phỏng vấn định đoạt, mới đầu sẽ là như thế nhưng về sau nếu bạn có thể chuyển hướng chủ đề thì bạn chắc chắn có visa 100%.

Cuối  cùng, điều gây trở ngại lớn nhất cho các bạn xin visa chính là sự nghi ngờ của nhân viên phỏng vấn đối với việc bạn sang đó có du học thực sự không, có trở về Việt Nam không. Hãy xây dựng một kế hoạch học tập và làm việc chặt chẽ và logic, hãy cho họ thấy rằng đất nước của bạn rất tốt, rất đẹp, nhưng tôi sẽ trở về Việt Nam, với những lý do hết sức thuyết phục của mình.

Chúc các bạn thành công!

2. Tôi muốn biết thời gian xét duyệt visa khi du học?

Sinh viên sẽ xin một trong hai loại visa khác nhau tùy theo độ dài khóa học. Khóa học ngắn hơn 3 tháng sẽ cấp theo hình thức Visa Du Lịch và được cấp trực tiếp tại Đại Sứ Quán Thụy sĩ ở Việt nam. Khóa học từ 3 tháng trở lên được cấp theo hình thức Visa Du Học do phòng quản lý nhập cảnh ở mỗi tiểu bang xét duyệt. Quá trình xét duyệt visa có thể từ 2 đến 12 tuần tùy theo mỗi tiểu bang. Tuy nhiên, ngay ở Việt Nam, bao giờ sinh viên cũng chỉ nhận được visa ba tháng, khi sang đến Thụy Sĩ, nhà trường sẽ hướng dẫn sinh viên đổi lấy giấy phép cư trú theo đúng thời gian học tập hoặc theo năm.

3. Em muốn hỏi khi làm visa du học Thụy Sĩ có cần chứng minh tài chính không ạ?

Một điểm thuận lợi về mặt tài chính đó là sinh viên du học Thụy Sỹ không cần chứng minh tài chính khắt khe như các quốc gia khác và sinh viên chỉ cần nộp sổ tiết kiệm trị giá khoảng $25.000 là được.

4. Thủ tục để định cư tại Thụy Sĩ gồm những gì?

Để hoàn thành thủ tục định cư tại Thụy Sĩ  anh/chị cần chuẩn bị cho mình một số giấy tờ như sau:

Giấy tờ của Công dân Việt Nam

- Trích lục hồ sơ khai sinh (Bản đăng ký khai sinh lưu tại Tư pháp)

- Bản sao giấy khai sinh

- Chứng minh nhân dân

- Hộ khẩu

- Hộ chiếu (có chữ ký) thời hạn còn ít nhất là 12 tháng

- Xác nhận độc thân ( Nếu kết hôn tại Thụy sỹ)  hay Giấy chứng nhận kết 

- Bản án ly hôn (nếu có)

- Lý lịch Tư pháp

- Giấy Xác nhận cư trú hiện tại

- 04 tấm ảnh 4 x6 chuẩn làm hộ chiếu

Giấy tờ của Công dân Thụy sỹ

- Hộ Chiếu

- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân (nếu là người Thụy sỹ bản xứ)

- Giấy xác nhận thường trú hôn (đã kết hôn tại Việt Nam)

- Thẻ cư trú (nếu là người nước ngoài)

Thời gian xử lý hồ so visa có thể kéo dài từ 2 – 4 tháng

5. Trong thời gian du học Thụy sĩ có được du lịch sang các nước lân cận không?

Từ ngày 12.12. 2008 Thụy sĩ đã chính thức hòa mở cửa biên giới với các nước Schengen Visa (Áo, Đức, Bỉ, Đan mạch, Phần lan, Pháp, Hy lạp, Australia, Ái nhỉ lan, Ý, Luxamburg, Na-uy, Bồ đào nha, Tây ban nha, Thụy điển, Hà lan). Sinh viên có giấy phép học tập tại Thụy sĩ du lịch tham quan tại 15 nước thành viên trên mà không cân phải xin visa.

6. Du học Thụy Sĩ có giới hạn tuổi tác không?

- Đối với chương trình trước đại học (chứng chỉ, cao đẳng, cử nhân) thường không quá 30-35 tuổi.

- Đối với chương trình sau đại học (cao học, tiến sĩ) tuổi từ tuỳ theo luật quy định của mỗi bang.

7. Tôi phải chuẩn bị các chi phí nào khi đi du học thụy sĩ? Có phải đóng toàn bộ học phí trước khi sang thụy sĩ hay không?

Dưới đây là bảng dự trù chi phí trung bình để quý phụ huynh và học sinh cân đối khi quyết định du học Thụy Sĩ

Lưu ý: Đa số các trường đều yêu cầu sinh viên đặy cọc 3000CHF. Sau khi có visa sẽ đóng phần học phí còn lại

8. Các hình thức ở khi du học Thụy Sĩ?

Ở nội trú hoàn toàn:  Sinh viên ở nội trú sẽ được phục vụ đầy đủ và theo dõi các hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày.

Chi phí ăn ở là một phần trong học phí mà học sinh, sinh viên đã chuyển sang trường, nên bạn sẽ yên tâm là không cần phải lo bất kì một khoản phát sinh nào khi du học Thụy Sĩ.

- Hình thức ở với gia đình (homestay): Đây là hình thức khá phổ biến cho sinh viên quốc tế là hình thức đăng ký ở tại một gia đình người dân ở gần trường. Sinh viên sẽ được sắp xếp ở phòng riêng, nhiều gia đình sẽ nấu ăn cho bạn các bữa ăn trong ngày theo nguyện vọng của mình.

- Thuê nhà ở riêng

Một số trường đại học chính quy hoặc trường tư thục thường giới hạn về số phòng dành cho sinh viên thuê nên hình thức thuê ngoài cũng là một trong những sự lựa chọn của sinh viên. Thông thường, thuê nhà tại Thụy Sĩ đều có đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị, nhà bếp, máy giặt, là ủi,…để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của sinh viên.

Đối với hình thức này, đa phần sinh viên sẽ lựa chọn ở chung với 1, 2 người để vừa tiết kiệm tiện tiền thuê nhà lại có người bạn để tâm sự, giúp đỡ hàng ngày.

Ưu điểm của hình thức này là bạn được tự do tuyệt đối, nhất là sinh hoạt nấu nướng cho phù hợp khẩu vị của mình và chi phí sinh hoạt ăn uống có thể thấp hơn nhiều so với hình thức homestay hoặc ở nội trú hoàn toàn.

Lưu ý khi tìm nhà ở:

- Lựa chọn điểm càng gần trường càng tốt, thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt, học tập.

- Có thể lựa chọn chỗ ở gần mạng lưới giao thông công cộng, xe bus, xe điện,…

- Nên ở chung phòng với vài bạn để tiết kiệm chi phí.

- Tìm nơi gần trung tâm mua sắm, gần các siêu thị,…

- Tìm phòng đã có đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị sinh hoạt hàng ngày.

Ở homestay sẽ là một thuận lợi cho bạn khi sang một quốc gia không người thân, không người quen, họ sẽ là một gia đình mới của bạn, họ giúp bạn làm quen với cuộc sống mới nhanh hơn.

HỖ TRỢ TỪ MEGASTUDY

- Tư vấn chọn trường 

- Hướng dẫn hồ sơ xin học và Visa hoàn chỉnh và hiệu quả nhất, Tỉ lệ visa cao.

- Sắp xếp nhà ở, đón sân bay và các dịch vụ khác theo nhu cầu của học sinh.

- Hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình học tập.

Theo MegaStudy

Tin cùng chuyên mục

Đánh trúng tâm lý của phụ huynh và học sinh muốn ra nước ngoài làm việc với thu nhập cao, nhiều trung tâm tư vấn du học quảng bá du học nghề tại Đức với mức lương "trên trời" và thu phí dịch vụ hàng trăm triệu đồng.
Nắm bắt xu hướng và nhu cầu của xã hội là điều tất yếu mà mỗi người trẻ cần phải nắm rõ, đặc biệt là những ai đang lên kế hoạch du học.
Những quốc gia nào là nơi tốt nhất để học lấy bằng công nghệ? Hãy tham khảo một số lựa chọn tốt nhất từ ​​khắp nơi trên thế giới và đánh giá.
Du học đang trở nên phổ biến. Người ta thường tin rằng học tập ở nước ngoài sẽ nâng cao kỹ năng và giúp cải thiện cơ hội thành công trong sự nghiệp.
Nhiều người tìm đến các công ty hỗ trợ, tư vấn du học để ước mơ du học thành hiện thực. Nhưng không ít người gặp cảnh "rối như canh hẹ" khi công ty chậm trễ trong thực hiện các cam kết đề ra.
Việc cho học sinh trung học tham gia các chương trình trao đổi văn hoá, là bước đệm quan trọng giúp các em hoà nhập được văn hoá...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề