Được chứng nhận hoàn thành chương trình nếu không thi tốt nghiệp THPT

Thông tin từ các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội cho biết, có khá nhiều học sinh còn chưa nắm rõ và đầy đủ các quy định liên quan đến kỳ thi, nhất là về quyền lợi của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023. Các nhà trường, trung tâm đang tiếp tục phổ biến kỹ hơn về các nội dung của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay để các em nắm rõ. 

Học sinh Hà Nội làm bài khảo sát để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Một trong những điểm mới đáng chú ý liên quan đến quyền lợi của học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 là, nếu học sinh không dự thi, hoặc thi không đạt yêu cầu để được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông thì sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Đây là nội dung mới được áp dụng từ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 tới nay nên có nhiều học sinh chưa nắm rõ. 

Hai đối tượng học sinh được áp dụng quy định này gồm: Học sinh đã học xong chương trình trung học phổ thông trong năm tổ chức thi; học sinh đã học xong chương trình trung học phổ thông nhưng chưa thi tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp trung học phổ thông ở những năm trước. 

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh thuộc các đối tượng nêu trên. 

Với quy định này, học sinh sẽ bớt đi nhiều áp lực bởi nếu dự thi không đỗ, hoặc vì lý do nào đó mà không thể tham dự kỳ thi, thì được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Việc cấp giấy chứng nhận còn nhằm tạo thuận lợi cho người học có thể đăng ký dự tuyển vào môi trường học phù hợp hoặc đi làm. 

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 sẽ diễn ra vào hai ngày 28 và 29-6 với hơn 1 triệu học sinh đã đăng ký dự thi. Trong đó, thành phố Hà Nội có gần 103.000 học sinh đăng ký dự thi. 

Theo Minh Đức/ HNMO

Tin cùng chuyên mục

Sáng 3/12, ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy đợt 1 tại 16 điểm thi ở 8 tỉnh, thành trên cả nước, với gần 3.000 thí sinh tham gia.
Vừa qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã cho phép trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Luật quốc tế, theo quyết định số 3847/QĐ-BGDĐT.
Từ góc độ quyền lợi của đơn vị mình, một số đại biểu cho rằng Bộ GD-ĐT cần xem xét, mở rộng danh sách trường ĐH trọng điểm quốc gia, vùng, ngành.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa công bố đã đặt ra vai trò lớn trong hướng nghiệp của nhà trường, giáo viên.
Giữ ổn định hệ thống, đưa khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học (ĐH) thành trường trọng điểm quốc gia, xóa hệ thống cao đẳng sư phạm…
Đề sẽ dựa trên nội dung chương trình lớp 10, 11 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhưng đúng với định dạng, cấu trúc mới
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề