Đừng xem học trực tuyến là giải pháp tạm thời

Cần cải tiến để học trực tuyến như một phương giúp học sinh có thêm kỹ năng, phương tiện tiếp cận với nhiều khóa học trên thế giới chứ không dừng lại ở việc xem nó là một phương pháp tạm thời, ứng phó vì dịch.

Đừng xem học trực tuyến là giải pháp tạm thời

Học trực tuyến phát triển trong thới kỳ dịch Covid-19. NGUYỄN LOAN

Bà Nguyễn Thúy Uyên Phương, nghiên cứu sinh ngành thiết kế và lãnh đạo giáo dục tại Đại học Illinois (Mỹ), cho rằng việc học trực tuyến diễn ra ở Việt Nam bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, học sinh ngừng học tập trung tại trường có thể sẽ kéo dài.

Hiện nay, thực tế học trực tuyến đang được nhìn nhận với hai góc độ khác nhau. Có người cho rằng đây chỉ là giải pháp tình thế, đối phó với việc học bị gián đoạn khi học sinh phải nghỉ học vì dịch bệnh. Nhưng nếu nhìn nhận ở góc độ khác, xem học trực tuyến như một giải pháp mới, chúng ta sẽ chủ động lựa chọn cách học cho con em trong thời đại mới.

“Nếu dạy học ứng phó, hầu hết các trường có gì trên trực tiếp thì chuyển qua trực tuyến; giáo án cũng không có nhiều thời gian đổi mới, bê nguyên bài học hằng ngày ở trường đưa lên mạng. Sự kết nối với học sinh không có, thậm chí giáo viên cảm thấy mất hết “quyền lực” với học sinh khi dạy trực tuyến”, bà Phương cho hay.

Tuy nhiên theo bà Phương, ở góc nhìn thứ hai, đây là cách thức học tập mới của một thế hệ mới. Học sinh bây giờ không còn bị giới hạn bởi việc đến trường, trong một lớp học thực tế nữa. Việc học có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi… Chúng ta có thể học từ các nền tảng trực tuyến, như các nước tiên tiến vẫn áp dụng hiệu quả cho đến nay.

“Do vậy, chúng ta nên nghĩ đến việc tư duy, thiết kế thế nào để đưa ra chương trình dạy trực tuyến hiệu quả và xem việc học và dạy trực tuyến như một trải nghiệm mà chúng ta hoàn toàn chủ động tạo lập ra, giúp học sinh không chỉ có kỹ năng thích ứng với hoàn cảnh mà tạo cho các em một kỹ năng để khai thác kho tàng trí thức của nhân loại”, bà Uyên Phương nhắn nhủ.

Để làm được điều này, theo bà Uyên Phương, không thể dồn hết trách nhiệm cho giáo viên mà cần sự thay đổi của cả hệ thống giáo dục, từ lãnh đạo thượng tầng trong việc định hướng và chấp nhận sự đổi mới, đến từng đơn vị giáo dục, giáo viên và cả phụ huynh, học sinh.

Bà Phương nhấn mạnh: “Khi mình chuyển đổi từ phương pháp dạy trực tiếp sang trực tuyến thì nó như một cuộc di dân trong giáo dục, cần nhiều người chung tay. Giáo viên cũng cần được đào tạo những kỹ năng để có thể tương tác, dẫn dắt tốt một lớp học trực tuyến”.

Theo Nguyễn Loan/TNO

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú của các gian tư vấn tại Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2024 dành cho thí sinh.
Nằm trong chuỗi Chương trình tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh năm 2024 do tạp chí Giáo dục TP.HCM kết hợp với Sở GD – ĐT và Đài Phát thanh - truyền hình..
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhấn mạnh sự ra đời Câu lạc bộ (CLB) là sự kiện lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng với giáo dục đại học Việt Nam.
Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng DN kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (TVDH) lớn nhất cả nước. Để các DN hoạt động lành mạnh và phát triển bền vững, ngành giáo dục Thủ đô đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp; đồng thời lắng nghe ý kiến từ cơ sở.
Phát triển dựa vào khoa học công nghệ, trong đó có chuyển đổi số, phát triển ngành bán dẫn là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Sáng 15/12, trường đại học Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến lần thứ 8, trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tầm nhìn 2045.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề