Ngành Du lịch

Mã ngành: 7810101

Được đặt chân đến nhiều vùng đất mới, khám phá nhiều nền văn hóa, môi trường làm việc năng động… là những yếu tố khiến ngành Du lịch trở thành lựa chọn lý tưởng của nhiều bạn trẻ. Vậy để theo đuổi đam mê du lịch bạn cần biết những điều sau đây. 

1. Nhu cầu nguồn nhân lực ngành du lịch hiện nay

   Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, mỗi năm ngành du lịch cần thêm gần 40.000 lao động nhưng lượng sinh viên, học viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm. Trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. 
   Trong 1,3 triệu lao động du lịch của cả nước, chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy. 
   Nhiều địa phương, doanh nghiệp du lịch cũng cho biết du lịch đang thiếu trầm trọng nhân lực và bày tỏ lo ngại nếu không nhanh chóng cải thiện, nhân sự sẽ trở thành nút thắt lớn của ngành du lịch trong quá trình phát triển sắp tới.
2. Học Du lịch ra trường làm việc gì?
   Nhắc đến ngành du lịch có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến cụm từ Hướng dẫn viên du lịch. Tuy nhiên xét trên góc độ doanh nghiệp, du lịch bao gồm rất nhiều khâu và mỗi khâu lại đảm nhận những công việc hoàn toàn khác nhau, trong đó Hướng dẫn viên du lịch chỉ là một phần rất nhỏ trong vô số các công việc có thể làm tại ngành này. Một số nhóm công việc mà bạn có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp:
    ✔️ Quản lý du lịch: Nếu hướng dẫn viên du lịch đòi hỏi bạn phải thường xuyên di chuyển thì người làm quản lý du lịch chủ yếu làm việc tại văn phòng với các báo cáo, đề án, hồ sơ… Bên cạnh đó, họ cũng chịu trách nhiệm trong việc gặp gỡ đối tác, tham dự hội thảo, tham gia các đợt quảng bá du lịch, đến nhiều nơi để tham quan, khảo sát, học hỏi áp dụng kiến thức cho doanh nghiệp mình. Chính vì vậy những nhà quản lý du lịch thường có mối quan hệ rộng, am hiểu và có kỹ năng giao tiếp tốt.
    Mặc dù đây không phải công việc mà sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm có thể làm ngay nhưng đây sẽ là mục tiêu cho các bạn phấn đấu. 
    ✔️ Điều hành du lịch: Nhiệm vụ chính của người điều hành du lịch là phân công việc cho các hướng dẫn viên, tiếp nhận thông tin từ các chương trình du lịch về yêu cầu của khách, những vấn đề phát sinh trong tour để phối hợp với các bộ phận và cơ quan chức năng giải quyết, đồng thời nhận và giải quyết những khiếu nại của khách sau khi tour kết thúc.
Mặc dù người điều hành du lịch chủ yếu làm việc tại văn phòng, tuy nhiên họ phải chịu áp lực khá lớn với lượng thông tin khổng lồ đến từ các tour, đặc biệt là mùa cao điểm du lịch. 
    ✔️ Nhân viên marketing du lịch: đây được xem là công việc cho các bạn trẻ đam mê sáng tạo, thích sự đổi mới. Với vị trí này bạn sẽ đảm nhận công việc nghiên cứu thị trường du lịch, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng cũng như những gì doanh nghiệp mình đã làm và cần làm để đề xuất hướng phát triển phù hợp, vừa đáp ứng đúng sản phẩm cần thiết, vừa thu lợi nhuận cao, giảm thiểu những rủi ro không mong muốn. Để thực hiện tốt công việc này, đòi hỏi bạn phải di chuyển thường xuyên để giao dịch với khách hàng, đối tác, tìm hiểu xu hướng thị trường.
    ✔️ Hướng dẫn viên du lịch: dường như đây là công việc mà đại đa số các bạn đều hình dung được khi mới bắt đầu đăng ký theo đuổi ngành du lịch. Nhiệm vụ chính của một hướng dẫn viên du lịch là đón tiếp khách, tổ chức các hoạt động du lịch theo yêu cầu, giới thiệu tại các điểm du lịch, quản lý việc ăn, nghỉ, đi lại và đảm bảo sự an toàn cho khách trong suốt chuyến đi, trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc báo về trung tâm để được hướng dẫn…
   Mọi người thường quan niệm, hướng dẫn viên du lịch phải có ngoại hình, nhưng không, đây là công việc mà điều kiện cần nhất vẫn là kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết sâu rộng, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề tốt, đặc biệt bạn cũng cần có sức khỏe dẻo dai và tâm lý ổn định. 
   Bạn có thể làm việc tại các công ty du lịch, các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh lữ hành, các đơn vị quản lý tài nguyên du lịch hay các trung tâm nghiên cứu…
3. Tố chất cần thiết cho người học du lịch 

Để có thể tiến xa hơn trong lĩnh vực này bạn cần có những tố chất sau:

   ✔️ Bạn là người hài hước: Với đặc thù công việc phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, đối tác… đòi hỏi bạn phải biết rút ngắn khoảng cách giữa bản thân với mọi người xung quanh. Hài hước cũng là một yếu tố quan trọng để xây dựng hình ảnh dễ mến  và thân thiện trong mắt của mọi người. Giúp bản thân trở nên tự tin hơn trong công việc. 
   ✔️ Bạn là người nhạy cảm: Hằng ngày bạn phải đối mặt với nhiều khách hàng cũng như gặp nhiều tình huống khác nhau. Vì vậy, bạn phải là người tâm lý, biết lắng nghe, biết chia sẻ để tạo sự thoải mái cho khách hàng. 
   ✔️ Bạn là người biết tuốt: trong mỗi chuyến du lịch, bạn là người đại diện để giới thiệu những điều hay, cảnh đẹp, truyền cảm hứng tươi mới đến với khách hàng. Vì thế việc trang bị kho tàng kiến thức về lịch sử, văn hóa, địa lý, con người… của từng địa phương là điều vô cùng cần thiết. 
   ✔️ Bạn là người khỏe mạnh: Một lúc nào đó bạn chợt nhận ra mùi tàu xe không còn là nỗi ảm ảnh của bạn nữa, hoặc bạn luôn sẵn sàng sức khỏe cho các chuyến đi liên tiếp thì khi đó bạn thực sự có một sức khỏe tốt để theo đuổi ngành nghề thú vị này. 
CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH NGÀNH Du lịch

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 25.41 0
2 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 24.41 0
3 Trường Đại học Thái Bình Dương 15 0
4 Trường Du Lịch - Đại học Huế 16 0
5 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 24.41 0
6 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 24.41 0
7 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 25.8 0
8 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 24.8 0
9 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 24.8 0
10 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 24.8 0
11 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 31.4 0
12 Trường Đại học Kinh tế - Công nghệ Thái Nguyên 15 0
13 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 31.4 0
14 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 31.4 0
15 Trường Đại học Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Thanh Hóa 15 0
16 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 31.4 0
17 Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 15 0
18 Trường Đại học Tây Đô 15 0
19 Trường Đại học Văn hóa TP.HCM 23.75 0
20 Trường Đại học Thủ Dầu Một 18.5 0
21 Trường Đại học Tiền Giang 15 0
22 Trường Đại học Kiên Giang 15 0
23 Trường Đại học Phenikaa 21 0
24 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 15 0
25 Trường Đại học Văn Hiến 17 0
26 Trường Đại học Hồng Đức 15 0
27 Trường Đại học Mở TP.HCM 23.4 0
28 Trường Đại học Sài Gòn 23.01 0
29 Trường Đại học Sư phạm TP.HCM 22 0
30 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 24.2 0
31 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 15 0
32 Trường Đại học Văn Lang 16 0
33 Trường Đại học Duy Tân 14 0