Dự kiến học phí Trường ĐH Giao thông vận tải chưa đến 14 triệu đồng/năm học

Trường ĐH Giao thông vận tải dự kiến học phí năm học tới tăng 10% so với năm nay, nghĩa là chưa đến 14 triệu đồng/năm học/sinh viên.

Trường ĐH Giao thông vận tải đã công bố Đề án tuyển sinh năm 2023, trong đó công khai mức thu học phí dự kiến với sinh viên chính quy và lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm học.

Theo đó, năm học 2023 - 2024, nhà trường dự kiến thu học phí tăng 10% so với năm nay, nghĩa là chưa đến 14 triệu đồng/năm học/sinh viên (SV).

SV Trường ĐH Giao thông vận tải. Ảnh: KHÁNH HOÀ

Trường ĐH Giao thông vận tải cho hay, theo quy định về học phí của Chính phủ, năm học 2022 - 2023, các trường ĐH đều không được phép tăng học phí, mức học phí vẫn phải giữ nguyên như năm học 2021 - 2022.

Vì vậy, Trường ĐH Giao thông vận tải đã áp dụng mức thu học phí năm học 2022 - 2023 giống như năm học 2020 - 2021 và năm học 2021 - 2022.

Cụ thể, các ngành kinh doanh và quản lý, pháp luật (khối III) có mức học phí là 353.300 đồng/tín chỉ/SV; các ngành toán, công nghệ thông tin, kỹ thuật (khối V)… có mức học phí là 415.800 đồng/tín chỉ/SV; các ngành dịch vụ, khoa học xã hội và hành vi (kinh tế), môi trường (khối VII) có mức học phí là 337.700 đồng/tín chỉ/SV.

Tính bình quân mỗi năm học mỗi sinh viên học khoảng 30 tín chỉ thì mức học phí ngành III là gần 10,6 triệu đồng/năm học/SV; ngành V gần 12,5 triệu đồng/năm học/SV; ngành VII hơn 10,1 triệu đồng/năm học/SV.

Theo quy định của Chính phủ, lộ trình tăng học phí tối đa cho năm tiếp theo là khoảng 23% so với năm 2022 - 2023. Tuy nhiên, Trường ĐH Giao thông vận tải dự kiến chỉ tăng 10%. Như vậy, dự kiến học phí năm học 2023 - 2024 của Trường ĐH Giao thông vận tải ngành cao nhất (ngành V) là hơn 13,7 triệu đồng/SV; ngành III gần 11,7 triệu đồng/SV và ngành VII gần 11,2 triệu đồng/SV.

Tuy nhiên, Trường ĐH Giao thông vận tải cũng cho biết, mức học phí dự kiến trên áp dụng theo quy định với trường chưa tự chủ. Khi nhà trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án tự chủ chi thường xuyên, học phí sẽ thu theo đề án nhưng hệ đại trà không tăng quá 1,5 lần so với mức dự kiến trên.

Theo Quý Hiên/ TNO

Tin cùng chuyên mục

Thí sinh xét tuyển kết hợp học bạ với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cần đạt tối thiểu 5.5 IELTS, tăng so với mức 5.0 của năm ngoái.
Ngày 1/6, Hội đồng tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố Đề án tuyển sinh năm 2023. Theo đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy là 7.985 sinh viên, trong đó 15-20% cho phương thức xét tuyển tài năng, 85-90% xét tuyển theo điểm thi (tốt nghiệp THPT và Đánh giá tư duy).
Đến tối 31.5, trên cả nước đã có 64 trường đại học công bố điểm sàn đánh giá năng lực và đánh giá tư duy do 2 Đại học Quốc gia và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng đã ban hành hướng dẫn việc tổ chức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT vào học tại các trường quân đội năm 2023.
Đến nay, cả nước có gần 20 cơ sở giáo dục đại học (ĐH) công bố điểm chuẩn xét tuyển năm 2023 các phương thức không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Điểm chuẩn giữa các trường có sự chênh lệch đáng kể.
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM dự kiến tuyển 10.000 sinh viên năm 2023 (gấp đôi năm ngoái). Đáng chú ý, trường dự kiến tuyển gần 5.500 sinh viên cho một ngành học thuộc hai chuyên ngành và chương trình đào tạo, cao hơn tổng chỉ tiêu toàn trường năm 2022.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi