Dự kiến buộc gửi điểm thi đánh giá năng lực, tư duy về Bộ Giáo dục

Bộ Giáo dục dự kiến yêu cầu các trường tổ chức kỳ thi riêng như đánh giá năng lực, tư duy phải nộp dữ liệu điểm để phục vụ việc xét tuyển chung.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên viên chính Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đưa ra thông tin trên tại buổi họp với các đại học phía Nam về dự thảo xác định chỉ tiêu và quy chế tuyển sinh đại học 2025, chiều 26/11.

Giải thích về điểm mới này, ông cho biết hiện có nhiều đơn vị tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Ngoài hai đại học quốc gia còn có Đại học Bách khoa Hà Nội, các trường sư phạm. Số trường đăng ký dùng chung kết quả ngày càng nhiều nhưng lại yêu cầu thí sinh phải lấy phiếu xác nhận điểm thi ở nơi tổ chức, gây phiền hà, bức xúc cho người dự thi.

Do đó, Bộ dự kiến bắt buộc các trường tổ chức thi riêng phải cung cấp dữ liệu kết quả thi lên hệ thống để các trường khác dễ dàng tra cứu, dùng xét tuyển.

"Các đơn vị phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của kết quả, hạn chế yêu cầu học sinh đến trường xin phiếu xác nhận điểm", ông Hùng nói.

Ngoài ra, đại diện Vụ Giáo dục đại học cho hay 2025 là năm đầu tiên học sinh thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới, do đó dự thảo quy chế nhấn mạnh các trường phải điều chỉnh đề thi để bám sát chương trình học, không đánh giá ngoài nội dung được học.

Dự kiến buộc gửi điểm thi đánh giá năng lực, tư duy về Bộ Giáo dục

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức, tháng 4. Ảnh: Quỳnh Trần

Cả nước hiện có hơn 10 kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy do các trường đại học tự tổ chức để tuyển sinh đại học. Khoảng 100 trường khác cũng dùng kết quả này, yêu cầu thí sinh nộp giấy chứng nhận làm minh chứng. Sau khi tự xét tuyển riêng, thường là trước khi có điểm thi tốt nghiệp, các trường nhập nguyện vọng của thí sinh lên hệ thống chung của Bộ để lọc ảo.

Năm nay, số lượng thí sinh tham gia kỳ thi riêng cao kỷ lục. Kỳ thi đánh giá năng lực của hai đại học quốc gia có hơn 230.000 lượt. Còn Đại học Bách khoa Hà Nội ghi nhận khoảng 40.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá tư duy, gần gấp 3 lần so với năm ngoái.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025. Ba điểm mới đáng chú ý là giới hạn các phương thức xét tuyển sớm chỉ còn 20% chỉ tiêu, điểm chuẩn xét tuyển sớm không được thấp hơn điểm của đợt xét chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Ngoài ra, điểm xét tuyển ở mọi phương thức (thi đánh giá năng lực, học bạ, kết hợp học bạ và chứng chỉ quốc tế, thi tốt nghiệp...) phải quy đổi về thang điểm chung.

Theo Lệ Nguyễn/VnExpress

Tin cùng chuyên mục

Theo các nhà giáo, hiện nay học sinh đang “chạy” theo nhiều kỳ thi riêng, ôn thi các loại chứng chỉ rất vất vả, áp lực, tốn kém... Mặt khác, điều này cũng khiến học sinh vùng khó khăn thiệt thòi vì giảm cơ hội tuyển sinh vào các trường mong muốn.
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, việc thiết kế phương án thi, trong đó các môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ khó đánh giá được đúng năng lực của người học.
Với những dự kiến thay đổi lớn về phương thức xét tuyển, quy đổi điểm về một thang điểm chung trong đợt xét tuyển chung với điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm sàn khối ngành sức khỏe và sư phạm..., nhiều trường đã lên kịch bản điều chỉnh các phương án xét tuyển để không bị động nếu như những thay đổi của quy chế tuyển sinh năm 2025 được áp dụng trong năm nay.
Nhiều ý kiến đề nghị bỏ xét tuyển sớm để tạo công bằng cho thí sinh nên Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ cân nhắc việc này
Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 6 đợt thi Đánh giá năng lực (HSA) từ tháng 3-6/2025 và phục vụ 85.000 lượt thi; thí sinh đăng ký dự thi tối đa 2 lượt thi mỗi năm.
Năm 2025, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt xét tuyển cho các ngành đào tạo. Trường sử dụng điểm thi môn nào để xét tuyển vào từng ngành cụ thể?
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.