Dự đoán mùa COVID-19: Những ngành học nào sẽ lên ngôi?

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới đã bắt đầu tạo sự chuyển dịch ngành nghề trong tương lai.

Dự đoán mùa COVID-19: Những ngành học nào sẽ lên ngôi?1. Ngành học thuộc kỷ nguyên số

Thế kỷ 21 đánh dấu sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0): công nghệ chiếm lĩnh đời sống, thế giới thực bị thế giới số xâm chiếm.

Một số lĩnh vực sau đây được dự báo sẽ “lên ngôi” trong kỷ nguyên số.

Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) là lĩnh vực khoa học và công nghệ nghiên cứu phát triển những chiếc máy thông minh, với những phần mềm thông minh. Các giới hạn của AI liên tục bị đẩy lùi với những hệ thống tính toán và lưu trữ những cơ sở dữ liệu khổng lồ, các mạng nơ-ron cực lớn trên các máy chủ mạnh.

Rất nhiều hệ thống AI đã được đưa vào ứng dụng thực tế. Đầu tiên có thể kể đến các hệ thống nhận dạng và tổng hợp tiếng nói, dịch máy, các hệ thống chatbot đơn giản hoặc các hệ thống trợ lí ảo cho phép máy tính giao tiếp với con người trong môi trường đa ngữ. Kế đến là các phần mềm trong lĩnh vực thị giác máy tính, với các ứng dụng như nhận dạng ảnh, căn chỉnh hình ảnh hay xử lí màu sắc, ánh sáng, ổn định hình ảnh khi chụp ảnh bằng điện thoại thông minh.

AI cũng xuất hiện trong các lĩnh vực quân sự (ví dụ như hỗ trợ ra quyết định cho máy bay không người lái), tài chính (đánh giá rủi ro), y tế (chẩn đoán bệnh), tự động hoá, trò chơi, sản xuất công nghiệp.

Với nhiều ứng dụng đa dạng liên quan tới dữ liệu, ví dụ như trong lĩnh vực ngân hàng hay bảo hiểm, chuyên gia dữ liệu cũng nổi lên như một nghề nghiệp hấp dẫn. Nhu cầu nhân lực về phân tích dữ liệu hay khoa học dữ liệu ngày càng tăng cao. Việc đào tạo các chuyên gia dữ liệu không chỉ giới hạn các kiến thức nền tảng bao gồm Toán học, Thống kê và Khoa học máy tính, mà còn cần chú trọng tới các lĩnh vực liên quan tới dữ liệu cần phân tích. Đó có thể là các lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại điện tử, các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội...

Ngoài ra, AI được còn được ứng dụng mạnh mẽ trong các lĩnh vực như: hệ thống nhúng (AI for Embedded Systems), Rô bốt (AI for Robotics), Xử lý tín hiệu (AI for Signal Processing) và Internet vạn vật (IoT) giúp các hệ thống này trở nên “thông minh” hơn.

Công nghệ điện tử và vật liệu tiên tiến

Đời sống công nghệ hiện đại không thể nào thiếu được các thiết bị điện và điện tử. Các thiết bị này phổ biến ở khắp các hộ gia đình, trong các thiết bị giải trí, trong nhà máy sản xuất và có thể nói là ở tất cả mọi nơi có con người. Không những thế, các thiết bị điện tử phải “thông minh”, dễ sử dụng, dễ kết nối.

Để sản xuất ra các thiết bị điện tử thông minh, nhà sáng chế và sản xuất phải giải quyết nhiều bài toán khoa học kỹ thuật đặc thù: Nghiên cứu phát triển các hệ thống nhúng thông minh, Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá, Robotics, Internet kết nối vạn vật (IoT), Kỹ thuật đo lường và Xử lý tín hiệu, Kiểm tra không phá hủy, Điện tử y sinh, sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI), Học máy để thiết kế vật liệu mới, Mô phỏng vật liệu và linh kiện điện tử, Mô phỏng y sinh và dược học, Xử lý và minh giải số liệu trong khoa học (Big data),… Trong tương lai, ngành công nghệ kỹ thuật điện tử sẽ tiếp tục phát triển để phục vụ nhu cầu sử dụng các thiết bị thông minh nhất của con người.

Bên cạnh đó, các vật liệu tiên tiến ngày càng xuất hiện nhiều, từ vật liệu bán dẫn thế hệ mới đến vật liệu màng mỏng, vật liệu từ tính, vật liệu y sinh, vật liệu nano, ... Các vật liệu này là nguyên liệu cần thiết để sản xuất các sản phẩm tối ưu phục vụ con người, trong tất cả các lĩnh vực như: điện và điện tử, máy móc hỗ trợ khám chữa bệnh, thiết bị y tế, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, năng lượng, xử lý môi trường,... Nghiên cứu, phát triển và chế tạo vật liệu tiên tiến đang là một trong những lĩnh vực hot ở thực tại cũng như trong tương lai.

2. Những ngành khoa học liên quan đến sức khỏe

Theo cơ quan Dịch vụ Việc làm của Liên minh châu Âu (EURES), sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã khiến những thành tựu và sự phát triển trong lĩnh vực khoa học, y tế và môi trường nhận được nhiều sự chú ý trên toàn cầu. Sau đại dịch, các ngành kỹ thuật y sinh, hoá học, sinh học hay phân tích dữ liệu sẽ tiếp tục mang lại giải pháp đổi mới và sáng tạo cho cuộc sống hiện đại.

Trong quá trình phòng chống và ứng phó với dịch bệnh, vai trò của ngành y tế đối với sức khoẻ cộng đồng liên tục được nhấn mạnh. EURES cho rằng xu hướng tập trung phát triển y tế trên toàn cầu sau đại dịch sẽ đẩy mạnh việc đào tạo các chuyên ngành như y sĩ, dược sĩ, dịch tễ học. Các cơ quan dịch vụ y tế đã áp dụng những nền tảng tự động hoá và công nghệ trực tuyến trong hoạt động sản xuất thuốc, vắc xin hay chẩn đoán bệnh.

Khi đại dịch bùng phát, ở các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, số lượt khám bệnh trực tuyến đã tăng vọt. Để vận hành những công nghệ này, ngành y tế sẽ cần thêm nguồn nhân lực trình độ cao với các kỹ năng khoa học, kỹ thuật.

Bên cạnh đó, lao động thủ công và ngành dịch vụ bị cắt giảm

Ngành dịch vụ ẩm thực có thể sẽ giảm nhu cầu tuyển dụng nhân lực do những thay đổi trong phương pháp hoạt động. Vì nhu cầu ăn uống trực tiếp của người lao động và khách du lịch suy giảm sau đại dịch COVID-19 nên nhiều chuỗi nhà hàng đã đóng cửa một số cơ sở tại các thành phố lớn. Hơn nữa, sự phổ biến của những dây chuyền chế biến và đóng gói thực phẩm cũng khiến một số nhà hàng bắt đầu giãn cách và cắt giảm nhân sự.

Với sự phát triển của các sàn thương mại điện tử và ngành giao hàng trong thời kỳ dịch bệnh, mô hình cửa hàng truyền thống sẽ khó có cơ hội quay trở lại thị trường.

Thói quen mua sắm qua mạng của người tiêu dùng sẽ làm giảm nhu cầu tuyển dụng nhân viên bán hàng trực tiếp, nhân viên thu ngân hay những đại lý kinh doanh. Số lượng nhân viên chăm sóc, hỗ trợ khách hàng trực tiếp cũng sẽ bị cắt giảm do những công việc này có thể được thực hiện qua các kênh trực tuyến.

Xu hướng làm việc từ xa cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới các nhóm công việc khác. Khi một số doanh nghiệp bắt đầu cắt giảm diện tích văn phòng để áp dụng các phương pháp làm việc trực tuyến thì nhu cầu thuê nhân viên lễ tân, bảo vệ, tạp vụ sẽ suy giảm.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các chuyến du lịch kết hợp với công việc có thể sẽ được thay thế bởi các cuộc đối thoại trực tuyến giữa cá nhân và doanh nghiệp. Do mất đi nguồn khách hàng lớn, ngành hàng không, khách sạn và dịch vụ du lịch cũng sẽ giảm bớt nhân công và nhu cầu tuyển dụng.

Theo Nghiêm Huê/TPO

Tin cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT chính thức ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và tuyển sinh ngành cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.
Thí sinh muốn phúc khảo bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cần đăng ký trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến 17- 4.
ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2024 đợt 1, trong đó thủ khoa đạt 1.076 điểm (thang điểm 1.200).
Hôm nay (15/4), ĐH Quốc gia TP.HCM công bố điểm thi đánh giá năng lực đợt 1. Kỳ thi có gần 100.000 thí sinh tham dự. Sau đây là cách xem điểm thi đánh giá năng lực.
Có trường đại học, có ngành, thí sinh phải đạt từ 850 điểm (thang điểm 1.200) thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM mới được nộp hồ sơ xét tuyển.
Năm 2024, Trường ĐH Y dược TP.HCM thêm phương thức tuyển sinh mới, áp dụng riêng cho 2 ngành y khoa và răng-hàm-mặt.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề