Đôi bạn 18 tuổi lập ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa

Sage Khanuja và Nikolas Ioannou thành lập ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa Spira sử dụng AI khi mới 17-18 tuổi.

Sage Khanuja 17 tuổi ở Bellevue (Mỹ) và Nikolas Ioannou 18 tuổi ở Seattle (Mỹ) bắt đầu gắn bó với nhau vì mối quan tâm chung với trí tuệ nhân tạo (AI). Cùng học tại Đại học Washington, hai sinh viên năm nhất này hiện lập nên Spira, một ứng dụng gửi cập nhật số liệu thống kê Covid-19 hàng ngày và thu thập dữ liệu về các triệu chứng của bệnh bằng AI.

Thời còn là học sinh, Khanuja tập trung vào việc tạo ra một công cụ để sàng lọc bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp sau khi chứng kiến tình trạng ô nhiễm không khí gay gắt ảnh hưởng đến dân số đô thị dày đặc ở Ấn Độ. Nhà đồng sáng lập trẻ cho rằng, các bệnh về đường hô hấp là một vấn đề lớn khi chúng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới. Nhưng các bệnh này có thể ngăn ngừa nếu xác định chúng vào đúng thời điểm.

Theo Khanuja, ban đầu Spira sử dụng micrô của điện thoại để tiến hành kiểm tra tiếng ho và nghe nhịp tim. Với sự xuất hiện của Covid-19, chỉ hơn một tháng trước Khanuja và Ioannou đã chuyển trọng tâm sang đại dịch, phát hành một phiên bản thử nghiệm với tính năng sàng lọc trực tuyến và dịch vụ tin nhắn cung cấp số liệu thống kê dịch bệnh hàng ngày.

Giờ đây, Spira đã phát triển thành một công cụ lớn hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về trải nghiệm đa điểm của bệnh nhân. Khanuja và Ioannou đã phát hành trình dịch vụ tin nhắn cung cấp số liệu thống kê Covid-19 vào tháng 3/2020. Bằng cách nhập số điện thoại di động để nhận tin nhắn văn bản, Spira sử dụng mã vùng để xác định số liệu thống kê nào phù hợp nhất với vị trí của người dùng.

Theo nhà đồng sáng lập Ioannou, họ chọn tích hợp nhắn tin vì "nó là sự tích hợp liền mạch vào lối sống của người dùng". Với dịch vụ này, người dùng không cần phải đi tìm tin tức chính xác, không cần phải đi tìm trang web phù hợp hiển thị số liệu thống kê.

Hai nhà đồng sáng lập Sage Khanuja 17 tuổi (bên trái) và Nikolas Ioannou 18 tuổi (bên phải). Ảnh: Spira.

Spira bao gồm một bài kiểm tra sàng lọc thu thập dữ liệu ẩn từ người dùng về các triệu chứng và hoàn cảnh của họ. Hai thanh niên trên đã có thể tạo ra những mô hình học máy (machine learing) mô phỏng quá trình mà một bác sĩ sẽ trải qua khi sàng lọc một người mắc Covid-19. Ứng dụng cung cấp các khuyến nghị sức khỏe cơ bản dựa trên hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.

Khanuja cho biết, vài nghìn người đã thực hiện xét nghiệm sàng lọc và thông qua đó, đội ngũ có thể thấy xu hướng của các triệu chứng phổ biến nhất. Trong vài tuần tới, cả hai sẽ cố gắng lập bản đồ địa lý và theo dõi các triệu chứng đó.

Cả hai vừa quyết định đã bán startup Spira cho Galileo, một công ty chăm sóc sức khỏe có trụ sở tại New York (Mỹ). CEO Galileo Tom Lee cho biết, ông không bận tâm lắm về tuổi tác của hai nhà sáng lập. Ông thường đánh giá công nghệ và đội ngũ dựa trên năng lực và tiềm năng của họ.

"Tôi nghĩ điều ngạc nhiên duy nhất đối với chúng tôi là phải xin phép cha mẹ họ về thỏa thuận cuối cùng", CEO Galileo nói.

Ông Lee đánh giá, Khanuja và Ioannou là những người thông minh hơn tuổi của họ. Cả hai đã nhìn thấy thị trường chăm sóc sức khỏe đang phát triển đến đâu và nhận ra loại thiết kế và công nghệ nào sẽ phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Khanuja cho biết thật khó để phát triển một sản phẩm chăm sóc sức khỏe và cơ sở bệnh nhân. Anh và Ioannou muốn Spira có nhiều tác động nhất và nắm bắt cơ hội đó bằng cách gia nhập Galileo, công ty có thể triển khai sản phẩm trên một cách nhanh chóng cho một lượng bệnh nhân lớn và đang phát triển.

Tiểu Gu/Vnexpress (theo Geekwire, Kirkland Reporter)

Tin cùng chuyên mục

Ban tổ chức Hành trình thanh niên khởi nghiệp năm 2023 cho biết, chương trình giúp lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, khơi dậy nhu cầu khởi nghiệp chính đáng của thanh niên; hỗ trợ tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư...
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo, website tìm nhà trọ của nhóm sinh viên Cần Thơ giúp khách hàng đánh giá phòng trọ mà không cần đến xem trực tiếp.
Bức xúc vì liên tiếp có nhiều vụ cháy nổ do xe máy chập điện, chập mạch ở các hầm xe chung cư, nhà ở gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, nhóm sinh viên Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã chế tạo thành công thiết bị tự động chống cháy nổ xe máy.
Từ khoai lang bị vứt bỏ, nhóm học sinh TP.HCM tiến hành phơi khô, lắng thành tinh bột, sau đó kết hợp với bã mía, bã cà phê và các chất phụ gia khác tạo ra nhựa sinh học, tạo thành các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Hai sinh viên RMIT Việt Nam gửi thông điệp bảo vệ môi trường tới khán giả quốc tế với phim ngắn đoạt giải “Safari”.
Nguyễn Quang Dương – sinh viên năm cuối trường ĐH Kiến Trúc TPHCM đại diện Việt Nam đã đạt giải Nhất “Cuộc thi Nhà Thiết kế Trẻ Châu Á”
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề