Điểm từng câu hỏi bài thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM được tính ra sao?

Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM có 120 câu hỏi, tương ứng với 1.200 điểm. Tuy nhiên, điểm số từng câu trong bài thi này không được tính đều nhau ở mức 10 điểm/câu.

Có câu hỏi chỉ 2 điểm?

Một số thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết sau khi nhận được điểm thi đã bất ngờ với giá trị tối thiểu của các câu hỏi trong đề.

Chẳng hạn, một thí sinh có tổng điểm 827 cho hay đã đạt 194 điểm môn tiếng Anh, trong khi điểm tối đa ở phần thi này là 200 với 20 câu hỏi. Như vậy, so với trung bình 10 điểm 1 câu, thí sinh này đã làm sai 1 câu chỉ có 6 điểm.

Ảnh chụp kết quả bài thi đánh giá năng lực của thí sinh theo thông tin được phản ánh

Đáng chú ý, một thí sinh khác ngụ tại TP.Đà Nẵng cho hay đã đạt 198/200 điểm thi môn tiếng Việt. Vì phần thi này có 20 câu hỏi nên thí sinh có thể đã điền không đúng 1 câu có giá trị... 2 điểm.

Từ thực tế đó, một giáo viên ở TP.HCM đặt vấn đề: "Tại sao điểm số các câu lại có sự chênh lệch quá lớn, không thỏa đáng như thế trong khi độ khó các câu hỏi trong đề thi đa số đều tương đồng?".

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng ghi nhận một số hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội cho thấy có thí sinh đạt 219 hay 265 điểm trong phần thi khoa học xã hội, vượt quá điểm tối đa của phần thi này là 200. Điều này khiến nhiều người quan ngại rằng liệu có sai sót trong cách tính kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM?

Trọng số điểm từng câu hỏi dựa vào đâu?

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), khẳng định không có chuyện thí sinh có kết quả thi phần khoa học xã hội vượt quá số điểm tối đa của phần thi theo quy định. Hình ảnh lan truyền trên mạng cho rằng thí sinh đạt 219 hoặc 265 điểm bài thi khoa học xã hội chỉ là hình ảnh cắt ghép, thông tin sai lệch không chính xác, theo tiến sĩ Chính.

Bên cạnh đó, ông Chính cho hay, điểm của mỗi câu có trọng số khác nhau và điều này đã được công bố trước. Kết quả thi đánh giá năng lực được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo lý thuyết ứng đáp câu hỏi (Item Response Theory - IRT). Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Trọng số khác nhau của từng câu hỏi phụ thuộc vào độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi - mức độ này được đánh giá dựa vào thực tế số lượng thí sinh làm được bài ở từng câu hỏi cụ thể.

Dù không thông tin cụ thể về trọng số điểm từng câu trong bài thi đánh giá năng lực năm nay của ĐH Quốc gia TP.HCM nhưng tiến sĩ Chính khẳng định trọng số này được tính toán dựa trên một thuật toán đảm bảo độ chính xác, khoa học và công bằng tới tất cả thí sinh.

Bắt đầu từ năm 2018, ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh. Bài thi chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học ĐH của thí sinh với 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn trong thời gian làm bài 150 phút. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Mỹ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh. Tổng điểm tối đa toàn bài thi là 1.200, trong đó điểm tối đa phần sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.

Ở đợt 1 (ngày 26.3), kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 thu hút hơn 88.000 thí sinh dự thi. ĐH Quốc gia TP.HCM đang tiếp nhận thí sinh đăng ký dự thi đợt 2, dự kiến tổ chức thi vào ngày 28.5 tại TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, An Giang.

Tin cùng chuyên mục

PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định năm 2024, Đại học này sẽ công bố Đề án tuyển sinh sớm hơn mọi năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh trong định hướng ôn tập, lựa chọn ngành/nghề vào học.
Năm 2024, dù cách thức tuyển sinh đầu vào của các trường ĐH cơ bản giữ ổn định nhưng vẫn có nhiều điểm mới thí sinh cần lưu ý. Đáng chú ý là việc mở thêm các ngành đào tạo mới thích ứng với nhu cầu xã hội.
“Với phương thức thi 2+2, quan niệm về khối thi truyền thống không còn nữa. Cho nên các trường đại học nếu tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì chắc sẽ phải chọn các tổ hợp khác”- GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội nói.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT),
Bộ GD-ĐT đã công bố phương án chính thức về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn) và 2 môn được lựa chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).
Hôm qua, Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, (chương trình giáo dục phổ thông 2018). Đại diện các trường đại học (ĐH) khẳng định những thay đổi của kì thi tốt nghiệp không ảnh hưởng đến tuyển sinh. Vì hiện nay các trường đều đa dạng hóa các phương thức xét tuyển.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề