Điểm học bạ từ 8.0 là được xét tuyển thẳng vào các ĐH hàng đầu New Zealand

Hàng loạt ĐH New Zealand thông báo nới điều kiện đầu vào, trong đó mở rộng tuyển thẳng học sinh Việt Nam, đồng thời bổ sung lộ trình học đa dạng trong bối cảnh một số quốc gia khác thắt chặt quy định.

Điểm học bạ từ 8.0 là được xét tuyển thẳng vào các ĐH hàng đầu New Zealand

Sinh viên quốc tế tại New Zealand. ENZ

Điều kiện đầu vào linh hoạt hơn

New Zealand là một trong số ít các quốc gia có tất cả trường ĐH đều nằm trong top 500 ĐH tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng năm 2025 của tổ chức giáo dục QS. Trong đó, ĐH Canterbury, ĐH Massey, ĐH Otago chấp nhận tuyển thẳng học sinh Việt Nam dựa trên điểm học bạ lớp 12 từ 8.0 trở lên, thay vì yêu cầu du học sinh Việt đợi đến khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT mới có thể nộp hồ sơ ứng tuyển.

ĐH Canterbury, ĐH Massey, ĐH Otago, ĐH Waikato cũng sẽ chấp nhận điểm dự đoán của các chương trình IB, A-Level để xét nhập học và cấp thư mời nhập học không điều kiện (unconditional offer) cho người học. Với thư mời nhập học không điều kiện, người học có thể tiến hành xin thị thực du học và sớm chuẩn bị cho hành trình học tập ở xứ sở kiwi vào tháng 2 hoặc tháng 7.

Cơ chế mới này tạo điều kiện cho học sinh có thể nộp đơn ứng tuyển sớm hơn, ngay khi có điểm dự đoán thay vì phải đợi đến khi có điểm chính thức. Song để hoàn tất thủ tục nhập học, du học sinh Việt vẫn cần đảm bảo điểm thi chính thức đáp ứng yêu cầu đầu vào (với chương trình IB và A-Level) hoặc đậu tốt nghiệp THPT (với chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT).

Ông Ben Burrowes, Giám đốc khu vực châu Á, Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ), nhận định các cơ chế mới cho thấy rõ sự linh hoạt của các trường ĐH New Zealand, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để học sinh Việt Nam theo đuổi các cơ hội học tập tại quốc gia này.

Thêm lộ trình học đa dạng

Theo thông tin từ ENZ, học sinh hoàn thành lớp 12 tại Việt Nam, không phân biệt trường chuyên hay trường thường, đều có thể được xét tuyển thẳng vào các trường ĐH New Zealand nếu có điểm học bạ từ 8.0 trở lên (tùy ngành học) và đậu tốt nghiệp THPT. Đa số các chương trình cử nhân tại New Zealand kéo dài 3 năm, trừ một số ngành như kỹ sư, y dược, luật...

Điểm học bạ từ 8.0 là được xét tuyển thẳng vào các ĐH hàng đầu New Zealand

Số lượng du học sinh Việt tại New Zealand giai đoạn 2013-2023. NGỌC LONG

Tuy nhiên, để đảm bảo người học có nhiều lựa chọn học tập phù hợp với điều kiện của mình, những trường ĐH New Zealand đã đẩy mạnh triển khai nhiều lộ trình học tập với các yêu cầu khác nhau về thời gian, bằng cấp và điều kiện đầu vào. Chẳng hạn, thay vì phải đợi tốt nghiệp lớp 12, học sinh Việt Nam học xong lớp 11 đã có thể đăng ký chương trình dự bị ĐH để sau đó chuyển tiếp lên các ĐH New Zealand.

Mặt khác, học sinh đã tốt nghiệp lớp 12 nhưng chưa đủ điều kiện điểm học bạ vẫn "rộng cửa" vào ĐH New Zealand thông qua chương trình dự bị ĐH hay chương trình Diploma. Chương trình Diploma kéo dài một năm và tương đương năm nhất ĐH. Sinh viên hoàn thành chương trình này được cấp chứng chỉ Diploma, đủ điều kiện vào thẳng năm hai với các chương trình phù hợp và vẫn đảm bảo thời gian để hoàn thành bậc cử nhân.

Mới nhất là chương trình dự bị thạc sĩ, cho phép sinh viên chuyển tiếp một cách suôn sẻ từ bậc CĐ, ĐH ở Việt Nam lên tiếp chương trình thạc sĩ ở các trường ĐH New Zealand. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể đăng ký loạt chương trình liên kết do ĐH New Zealand hợp tác với ĐH Việt Nam trong các lĩnh vực như dược, công nghệ thực phẩm, công nghệ máy tính, quan hệ quốc tế, thương mại, kinh doanh số, quản trị chuỗi cung ứng...

Được rút ngắn thời gian học tập, Phan Minh Hoàng, cựu sinh viên ĐH Canterbury, cho biết sau khi học xong lớp 11, anh đã đăng ký chương trình dự bị ĐH và chỉ sau 6 tháng đã được chuyển thẳng vào bậc cử nhân, khi mới ở tuổi 17. "Học ĐH ở New Zealand chỉ kéo dài 3 năm nên so với lộ trình học thông thường ở Việt Nam, tôi tiết kiệm được khoảng 1,5 năm", nam sinh viên từng 2 lần nhận học bổng, một ở chương trình dự bị ĐH và một ở bậc cử nhân, chia sẻ.

Theo thống kê từ ENZ, có 69.135 sinh viên quốc tế nhập học ở các cơ sở cung cấp giáo dục New Zealand vào năm 2023, tăng 67% so với năm 2022. Trong đó, Việt Nam có 1.736 người, tăng 10% so với năm trước song vẫn cách mức kỷ lục khoảng một nửa (3.042 người vào năm 2019). Về phân ngành, du học sinh Việt tập trung nhiều nhất ở các trường ĐH (1.120 người) và trường phổ thông (308).

Theo Ngọc Long/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Xét tuyển học sinh Việt Nam bằng điểm bài thi chuẩn hóa là động thái mới từ ĐH Quốc gia Úc (ANU), sau nhiều năm chỉ nhận ứng viên học ở 92 trường chuyên, trường điểm.
Chính phủ Hungary sẽ cấp tối đa 200 suất học bổng cho công dân Việt Nam để theo học tại Hungary ở các lĩnh vực: Khoa học Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học, Bán dẫn, Khoa học dữ liệu, Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo, Giáo dục, Kinh tế, Khoa học y tế và sức khỏe, Nông nghiệp, Khoa học tự nhiên, Nghệ thuật, Khoa học xã hội và Nhân văn, Luật, Kiến trúc, Thú y và Khoa học thể thao.
Cục Hợp tác quốc tế - Bộ GD -ĐT cho biết năm 2025 Chính phủ Trung Quốc sẽ cấp 34 chỉ tiêu học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Trung Quốc theo diện Hiệp định.
Châu Âu đang trở thành điểm đến hấp dẫn sinh viên Việt Nam nhờ hệ thống giáo dục chất lượng cao, chi phí học tập hợp lý, đặc biệt là cơ hội miễn hoặc giảm học phí. Với chương trình đào tạo nghề tại nhiều quốc gia, người học không chỉ được miễn học phí mà còn được trả lương từ 800-1.200 euro/tháng.
Du học sinh Việt ngoài được miễn học phí và nhận trợ cấp 1.000 euro/tháng khi học nghề Điều dưỡng, còn có nhiều cơ hội việc làm sau tốt nghiệp vì lĩnh vực này đang thiếu lao động.
Hơn 10.000 thư mời nhập học của sinh viên quốc tế từ các trường cao đẳng và đại học Canada đã bị phát hiện là có khả năng giả mạo trong năm nay, theo thông tin từ quan chức di trú phụ trách sinh viên quốc tế ở nước này.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.