Điểm danh 11 cơ sở đào tạo nhân lực điện hạt nhân

11 trường sẽ tham gia đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, tổng cộng 3.900 người, trong đó có 8 đại học, 2 trường cao đẳng và một viện.

Dự kiến trên nằm trong quyết định phê duyệt đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân đến năm 2035", do Phó thủ tướng Lê Thành Long ký ngày 26/5.

11 trường sẽ tham gia đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, tổng cộng 3.900 người. Trong đó, 670 người được đào tạo ở nước ngoài.

11 trường cụ thể như sau:

Điểm danh 11 cơ sở đào tạo nhân lực điện hạt nhân

Sau 8 năm dừng, Việt Nam quyết định khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với nhà máy số 1 và 2, lần lượt đặt tại xã Phước Hải và Vĩnh Hải. Dự kiến nhà máy đầu tiên vận hành (phát điện) năm 2030, chậm nhất cuối năm 2031.

Dự kiến, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 cần khoảng 1.920 người, trong đó có 1.020 kỹ sư, cử nhân; 900 người trình độ cao đẳng. Còn nhà máy Ninh Thuận 2 cần khoảng 1.980 người, gồm 1.050 người trình độ đại học, sau đại học và 930 người trình độ cao đẳng.

Mục tiêu đề án này đặt ra đến năm 2030 sẽ bồi dưỡng, thực tập ngắn hạn cho khoảng 700 lượt cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực điện hạt nhân và cập nhật kiến thức cho khoảng 450 giảng viên, nghiên cứu viên. Đồng thời, đào tạo khoảng 120 giảng viên chuyên ngành (gồm 80 thạc sĩ, 40 tiến sĩ) phục vụ công tác đào tạo nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.

Còn giai đoạn 2031-2035, sẽ đào tạo, bồi dưỡng thêm nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế của các nhà máy điện hạt nhân với các giải pháp như hoàn thiện chính sách, đào tạo nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao đội ngũ, cập nhật chương trình đào tạo và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Theo Đỗ Hợp/ Tiền Phong

Tin cùng chuyên mục

Sở GD&ĐT TPHCM, cho biết sáng 23/6, sở này sẽ chính thức công bố điểm thi lớp 6 và 10 năm học 2025-2026...
Người học đủ điều kiện thuộc các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật then chốt và công nghệ chiến lược dự kiến được cấp học bổng và hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng mỗi tháng.
Tình trạng ‘dạy thêm trá hình’ dưới nhiều hình thức vẫn khá phổ biến, cho thấy vẫn còn khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn...
Thông tư 29 bước đầu cho thấy việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường có vẻ "êm ả" hơn nhưng bên ngoài nhà trường vì nhiều mục tiêu, nhu cầu và thực tế về dạy học, thi cử khiến các mệnh lệnh trong thông tư không đủ để giải quyết...
Ngày 16.6, Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố danh sách 171 điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 với tổng số khoảng 4.800 phòng thi, trung bình mỗi điểm thi có 28 phòng. Đồng thời sẽ lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi để giám sát và bảo mật an toàn đề thi, bài thi.
Sáng 16.6, với 451/460 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua dự án luật Nhà giáo với nhiều chính sách mới với giáo viên...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề