ĐH Stanford và 20 trường ĐH danh tiếng Mỹ tới Việt Nam tìm cơ hội hợp tác

Hơn 40 lãnh đạo cấp cao từ 21 trường đại học danh tiếng của Mỹ sẽ tham gia chuyến khảo sát tại Việt Nam nhằm thiết lập các mối quan hệ hợp tác mới và tăng cường hợp tác học thuật với đối tác Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ Mỹ - Việt Nam, Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cùng Viện Giáo dục Quốc tế Mỹ thông báo về Chương trình Hợp tác Học thuật Quốc tế (IAPP).

Theo đó, hơn 40 lãnh đạo cấp cao từ 21 trường đại học danh tiếng của Mỹ sẽ tham gia chuyến khảo sát kéo dài 5 ngày tại Việt Nam (từ 31/3 đến 4/4) nhằm thiết lập các mối quan hệ hợp tác mới và tăng cường hợp tác học thuật với các đối tác Việt Nam.

Dự kiến đại diện của ĐH Stanford và khoảng 20 cơ sở giáo dục danh tiếng Mỹ sẽ tới Việt Nam tìm cơ hội hợp tác, trao đổi học thuật (Ảnh: Stanford).

Phái đoàn giáo dục đại học đại diện cho các cơ sở giáo dục công lập và tư thục danh tiếng Mỹ tại 17 bang, bao gồm các trường đại học nghiên cứu và cao đẳng cộng đồng như ĐH Stanford (xếp thứ 6 trong BXH QS 2025), ĐH Duke, ĐH Nebraska - Lincoln, Vermont...

Trong chuyến khảo sát, đoàn sẽ tìm hiểu hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam thông qua các chuyến thăm trường, sự kiện kết nối và các cuộc gặp gỡ các bên liên quan trong chính phủ và khu vực tư nhân.

Dự kiến, nhiều trường ĐH lớn tại Việt Nam sẽ tham gia chương trình như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Khoa học (ĐHQG Hà Nội), ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TPHCM), ĐH Đà Nẵng, ĐH Cần Thơ...

Đánh giá về Chương trình IAPP, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E. Knapper cho biết: "Trong bối cảnh chúng ta kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao, phái đoàn giáo dục đại học Mỹ tại Việt Nam là minh chứng cho việc Mỹ thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Việc mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục là yếu tố then chốt cho sự thành công của quan hệ Mỹ - Việt Nam. Bằng cách kết nối các trường đại học hàng đầu của cả hai quốc gia, chúng ta đang mở ra những cơ hội mới để sinh viên và các nhà nghiên cứu phát triển mạnh mẽ tại cả hai nước".

Còn đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam khẳng định: "Chương trình Hợp tác Học thuật Quốc tế tại Việt Nam đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong việc mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường trao đổi sinh viên, giảng viên giữa hai quốc gia".

Theo Vũ Phong/ dantri.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) đã ký kết hợp tác chiến lược với Trường ĐH Bang Arizona (Mỹ). Đây là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của trường, hướng đến mục tiêu trở thành một trong những cơ sở giáo dục ĐH hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2045...
Chính thức ra mắt từ tháng 8/2021, chương trình 1+3, 2+2 là chương trình chuyển tiếp du học, hợp tác đào tạo quốc tế của ĐH Công nghiệp TP.HCM (IUH)
Trước xu hướng tăng cường hợp tác quốc tế, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh chương trình đào tạo với các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị nước ngoài.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài.
Trung tâm công nhận văn bằng bằng (Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT) nêu ra 6 trường hợp văn bằng liên kết đào tạo chưa hoặc không được công nhận.
Năm 2024, chương trình liên kết 2+2 ngành Truyền thông (chuyên ngành Báo chí) giữa Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM và Đại học Deakin tiếp tục tuyển sinh 30 chỉ tiêu.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Thí sinh lo nguy cơ thất nghiệp vì AI, trăn trở đăng ký ngành nào cho trúng
Trước mùa tuyển sinh 2025, nhiều học sinh lớp 12 lo lắng việc ngành nghề mong muốn theo học liệu có thể bị trí tuệ nhân tạo (AI) thay thế, dẫn đến nguy cơ thất nghiệp trong tương...