ĐH Quốc gia Hà Nội dạy ứng dụng AI cho tất cả sinh viên

Từ năm 2025, tất cả sinh viên chính quy của ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ học học phần nền tảng về công nghệ số và ứng dụng AI.

ĐH Quốc gia Hà Nội đã xây dựng học phần "Nhập môn công nghệ số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo" để trang bị kiến thức nền tảng về tư duy số và ứng dụng AI cho sinh viên ngay từ năm học đầu tiên. 

Học phần sẽ được triển khai chính thức từ năm học 2025 - 2026 dưới hình thức đào tạo trực tuyến toàn phần.

ĐH Quốc gia Hà Nội dạy ứng dụng AI cho tất cả sinh viên

Sinh viên Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội. ẢNH: DUY THÀNH

Học phần gồm 3 tín chỉ, được xây dựng theo kết cấu mô-đun, gồm các cấu phần bắt buộc và tự chọn phù hợp các lĩnh vực đào tạo khác nhau như tự nhiên, kỹ thuật - công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế - luật, ngoại ngữ và khoa học giáo dục….

Nội dung học phần là các kiến thức và kỹ năng cơ bản, làm tiền đề để sinh viên tiếp thu các học phần chuyên sâu về công nghệ và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực chuyên môn của ngành đào tạo.

Không chỉ giảng dạy các kiến thức và ứng dụng công nghệ thông tin quen thuộc, học phần "Nhập môn công nghệ số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo" còn tập trung vào các nội dung như: khai thác dữ liệu, giao tiếp số, sáng tạo trong môi trường số, an toàn số, khai thác và ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ học tập và nghiên cứu trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau.

Nội dung học phần cũng đặc biệt nhấn mạnh vào việc phát huy tư duy độc lập sáng tạo, không lệ thuộc vào trí tuệ nhân tạo đối với sinh viên - thế hệ tri thức trẻ, nguồn nhân lực trẻ, đồng thời đảm bảo liêm chính học thuật và vấn đề đạo đức, trách nhiệm trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến ban hành học phần "Nhập môn công nghệ số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo" cuối tháng 5, sẽ áp dụng giảng dạy trực tuyến từ tháng 9 cho sinh viên khóa tuyển sinh từ năm 2025.

Theo Quý Hiên/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Sở GD&ĐT TPHCM, cho biết sáng 23/6, sở này sẽ chính thức công bố điểm thi lớp 6 và 10 năm học 2025-2026...
Người học đủ điều kiện thuộc các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật then chốt và công nghệ chiến lược dự kiến được cấp học bổng và hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng mỗi tháng.
Tình trạng ‘dạy thêm trá hình’ dưới nhiều hình thức vẫn khá phổ biến, cho thấy vẫn còn khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn...
Thông tư 29 bước đầu cho thấy việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường có vẻ "êm ả" hơn nhưng bên ngoài nhà trường vì nhiều mục tiêu, nhu cầu và thực tế về dạy học, thi cử khiến các mệnh lệnh trong thông tư không đủ để giải quyết...
Ngày 16.6, Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố danh sách 171 điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 với tổng số khoảng 4.800 phòng thi, trung bình mỗi điểm thi có 28 phòng. Đồng thời sẽ lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi để giám sát và bảo mật an toàn đề thi, bài thi.
Sáng 16.6, với 451/460 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua dự án luật Nhà giáo với nhiều chính sách mới với giáo viên...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề