ĐH Bách khoa TP.HCM được tài trợ sản phẩm phục vụ đào tạo và nghiên cứu về vi mạch

Để chuẩn bị nền tảng tốt nhất cho các thế hệ kỹ sư kế tiếp về công nghệ IoT và vi mạch bán dẫn, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM và tập đoàn Keysight Technologies (Hoa Kỳ) đã ký kết biên bản ghi nhớ lần thứ hai về tài trợ thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.

Gói tài trợ gồm 02 máy đo siêu cao tần Keysight Field Fox và 52 giấy phép bản quyền phần mềm thiết kế vi mạch siêu cao tần (Keysight ADS Software) trong 03 năm.

ĐH Bách khoa TP.HCM được tài trợ sản phẩm phục vụ đào tạo và nghiên cứu về vi mạch

Ông Sangho Oh, Tổng Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Keysight Technologies trao biểu trưng tài trợ cho PGS. TS. Phạm Trần Vũ - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa TP.HCM

Tập đoàn Keysight Technologies, Hoa Kỳ chuyên sản xuất, cung cấp các giải pháp đo lường Điện, Điện tử - Viễn thông phục vụ trong nhiều lĩnh vực. Keysight là một mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất vi mạch khi mang đến giải pháp các công nghệ thiết kế, kiểm thử và đo lường các mạch tích hợp tần số cao, vi sóng và tần số vô tuyến.

Đóng góp tích cực cho hoạt động giáo dục và bồi dưỡng cho các kỹ sư tiềm năng, Keysight đã đồng hành cùng Trường Đại học Bách khoa từ năm 2017 qua các hội nghị khoa học quốc tế do khoa Điện - Điện tử tổ chức. Năm 2019 đánh dấu lần đầu hợp thức hóa quan hệ hợp tác giữa nhà trường và tập đoàn với sự ra đời của PTN HCMUT-Keysight MMIC Lab đặt tại cơ sở Dĩ An, dùng để đào tạo sinh viên về vạn vật thông minh (IoT).

ĐH Bách khoa TP.HCM được tài trợ sản phẩm phục vụ đào tạo và nghiên cứu về vi mạch

Hiệu quả hợp tác này tiếp tục mở ra nhiều cơ hội mạnh mẽ cho đôi bên, nhất là khi Việt Nam đang có nhiều lợi thế thu hút đầu tư lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Thông qua gói tài trợ lần hai với các thiết bị và phần mềm tiên tiến cho PTN HCMUT-Keysight MMIC Lab, trường Đại học Bách khoa và Keysight hướng đến đào tạo cấp chứng chỉ RF- Keysight và nghiên cứu thiết kế vi mạch siêu cao tần, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhân lực chất lượng cao trong ngành vi mạch bán dẫn.

T.Xuân/ Nguồn: HCMUT

Tin cùng chuyên mục

Công ty TNHH Archer Daniels Midland (ADM) Việt Nam và Công ty TNHH Thiết bị Tân tiến Sumiden Việt Nam vừa trao tặng các suất học bổng giá trị cho các sinh viên vượt khó học giỏi của trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM.
Tập đoàn Microsoft vừa phát động cuộc thi Imagine Cup nhằm tìm kiếm các ý tưởng khởi nghiệp độc đáo dựa trên trí tuệ nhân tạo khắp thế giới. Đội vô địch sẽ nhận được 100.000 USD và tham gia buổi cố vấn đặc biệt với Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Microsoft, Satya Nadella.
Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động là giải pháp quan trọng, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề.
Hàng ngàn học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo và phát triển năng lực công nghệ cao thông qua dự án Phát triển Nhân tài Công nghệ - Samsung Innovation Campus 2024 - 2025.
Tại Diễn đàn Thương mại điện tử TP.HCM diễn ra vào ngày 11/11/2024 vừa qua, sáng kiến thành lập “Liên minh Thương mại điện tử - phát triển bền vững” được công bố với sự hợp tác của nhiều tổ chức và doanh nghiệp, trong đó có Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM (UEL).
Tại Dự thảo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050, Bộ GD-ĐT dự kiến tăng quy mô đào tạo khối STEM trên 1 triệu người học vào năm 2030. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người học các ngành STEM còn rất thấp.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.