Đề nghị đưa thêm 3 môn vào kỳ thi V-SAT

Ngoài môn văn được đưa vào tổ chức thi V-SAT, nhiều ý kiến đề nghị đưa thêm môn tin học, công nghệ, giáo dục kinh tế và pháp luật vào kỳ thi

Đề nghị đưa thêm 3 môn vào kỳ thi V-SAT

ThS Lê Văn Hiển, Trường ĐH Luật TP HCM, nêu ý kiến. Ảnh: Huy Lân

Ngày 6-11, tại Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác tổ chức thi và sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH V-SAT. Tham gia lễ ký kết có đại diện 22 trường ĐH tại TP HCM và các tỉnh thành trong cả nước.

Tại lễ ký, đại diện nhiều trường ĐH trao đổi về kỹ thuật tổ chức thi, ngân hàng đề thi, lệ phí thi... ThS Lê Văn Hiển, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP HCM, cho rằng ngoài môn văn được đưa vào tổ chức thi, nên bổ sung thêm các môn công nghệ, tin học và môn giáo dục kinh tế và pháp luật vào kỳ thi; mức phí tham gia thi nên đồng nhất. Ngoài ra, ông Hiển băn khoăn có nên bổ sung đối tượng là học sinh khối 10, 11 tham gia kỳ thi hay không.

TS Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP HCM, đề nghị nên thống nhất tên gọi kỳ thi vì hiện tại các trường tổ chức thi lại ghi khác nhau. Cần có khái niệm chung, sự kết nối chung để truyền thông cho học sinh hiểu rõ về kỳ thi, tránh trường hợp học sinh hiểu đây là kỳ thi do các trường tự tổ chức.

Đại diện đến từ Học viện Ngân hàng cũng cho rằng hiện có quá nhiều kỳ thi, nhiều trường tổ chức nên cần thống nhất để truyền thông cho học sinh được rõ.

Thông tin về việc tổ chức thi môn văn, đại diện Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục cho biết công tác đề thi đã sẵn sàng, vấn đề là công tác chấm thi do các trường tự chủ hoặc hợp đồng cho trung tâm tổ chức chấm.

Theo ThS Lê Trọng Tuyến, Phó Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo, Trường ĐH Tài chính - Marketing, cần tối ưu hóa công tác tổ chức thi để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh thi nơi gần nhất cũng như xét tuyển.

Để xét tuyển ĐH, ngoài kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT tổ chức, nhiều ĐH, trường ĐH còn tổ chức các kỳ thi khác để thí sinh dự thi lấy kết quả xét tuyển như: Kỳ thi đánh giá năng lực của 2 ĐHQG, kỳ thi đánh giá tư duy do ĐH Bách khoa Hà Nội, kỳ thi V-SAT, thi đánh giá năng lực trên máy tính do Trường ĐH Sư phạm TP HCM tổ chức...

Theo Huy Lân/Người Lao Động

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Bình Phước sẽ có cơ sở giáo dục đại học đầu tiên vào năm 2025, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và các khu vực lân cận
Từ bất cập lựa chọn môn học tổ hợp theo định hướng nghề nghiệp ngay từ lớp 10, chuyên gia giáo dục kiến nghị cần linh hoạt cho học sinh chuyển đổi môn học lựa chọn theo nhu cầu xét tuyển của các trường ĐH.
Hai ĐHQG đang tiến hành tái cấu trúc, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới
Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến và Đổi mới sáng tạo vào chiều 9/12/2024, tại khu đất NC2.2, Khu Viện Nghiên cứu 2, Phường Đông Hòa, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho biết, ngành giáo dục đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng các cơ sở dữ liệu từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên đến giáo dục đại học (ĐH). Ngành cơ bản đã số hóa thông tin phục vụ công tác quản lí tại tất cả các bậc học. Dữ liệu của ngành đã được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm để khai thác dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lí.
Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.