Đó là chủ đề của buổi tọa đàm do Khoa Quản lý văn hoá, nghệ thuật (QLVHNT) - Trường ĐH Văn hoá TP.HCM tổ chức nhằm đánh giá lại quá trình đào tạo bậc thạc sĩ ngành Quản lý văn hoá (QLVH) sau 13 khoá đào tạo từ năm 2011 đến nay.
Toạ đàm có sự góp mặt của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu học viên, học viên: GS.TSKH Trần Ngọc Thêm – ĐH KHXH&NV TP.HCM; GS.TS Phan Thị Thu Hiền; TS. Mai Mỹ Duyên - ĐH. Trà Vinh; TS. Nguyễn Thị Hoài Hương - Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM; TS. Nguyễn Thị Nguyệt - Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Đồng Nai; PGS.TS Huỳnh Văn Tới - Thành viên Hội đồng khoa học trường; PGS. TS Phan Quốc Anh - Nguyên thành viên Hội đồng khoa học trường; ThS. Nguyễn Thị Phương - Trường CĐ Văn hoá nghệ thuật TP.HCM; ThS. Huỳnh Công Khôi Nguyên - Giám đốc NVH Điện ảnh TP.HCM; ThS. Nguyễn Thị Trường Giang - Ban Tuyên giáo Quận uỷ Quận 8; PGS.TS. Trần Văn Ánh, PGS.TS Đỗ Ngọc Anh, PGS.TS Nguyễn Thế Dũng - Nguyên Hiệu trưởng nhà trường; PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng - Nguyên Phó Hiệu trưởng nhà trường; TS. Trịnh Đăng Khoa, TS. Lê Thị Thanh Thuỷ - Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Vũ Thị Phương - Trưởng khoa QLVHNT; TS. Đạo diễn Hoàng Duẩn - Phó Trưởng Khoa QLVHNT; cùng lãnh đạo các Khoa, Trung tâm, Phòng,… trực thuộc nhà trường.
Bên cạnh việc đánh giá, tọa đàm cũng ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự về mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; cấu trúc và nội dung chương trình dạy học; phương pháp tiếp cận trong dạy và học; đánh giá kết quả học tập của người học; đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; đội ngũ nhân viên; hoạt động hỗ trợ người học; cơ sở vật chất và trang thiết bị…; những giải pháp cụ thể nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm – ĐH KHXH&NV TP.HCM phát biểu
Hiện nay, công tác bảo đảm chất lượng nói chung, rà soát, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo nói riêng được coi là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có trường Trường Đại học Văn hóa TP.HCM. Trong những năm qua, Trường luôn chú trọng công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài theo các bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. Các nội dung đánh giá và đóng góp cho chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành QLVH trong buổi toạ đàm sẽ được áp dụng để cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, giúp chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Quản lý văn hóa Trường Đại học Văn hóa TP. HCM ngày càng hoàn thiện và phát triển
.Hoàng Nhung