Đại học Sư phạm TP HCM dự kiến bỏ xét học bạ hoàn toàn

Trường Đại học Sư phạm TP HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025.

Ông Nguyễn Ngọc Trung, Phó hiệu trưởng, cho biết những năm trước điểm học bạ được sử dụng để xét tuyển độc lập (10% chỉ tiêu) hoặc kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực (30-40% chỉ tiêu). Tuy nhiên, từ năm 2025, trường dự kiến không sử dụng kết quả học bạ với cả hai phương thức.

"Lứa thí sinh năm tới học theo chương trình mới, mỗi em lựa chọn và có điểm học bạ ở những tổ hợp khác nhau", ông Trung lý giải.

Với kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của trường, học sinh phải dự thi ít nhất hai môn, trong đó một môn chính (tùy tổ hợp). Điểm xét tuyển là tổng điểm môn chính nhân hệ số hai, cộng môn còn lại.

Kết quả thi được dùng xét tuyển cho 30 ngành đào tạo, chiếm 40-50% tổng chỉ tiêu. Số còn lại, trường dành xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, ưu tiên xét tuyển học sinh chuyên và tuyển thẳng (giải quốc gia, quốc tế).

Đại học Sư phạm TP HCM dự kiến bỏ xét học bạ hoàn toàn

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt tại Đại học Sư phạm TP HCM, tháng 3. Ảnh: T.Phong

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm TP HCM được tổ chức lần đầu năm 2022 với khoảng 2.000 lượt thí sinh. Năm nay, con số này tăng lên thành 8.500 lượt.

Năm 2025, trường dự kiến tổ chức 3-5 đợt thi tại TP HCM, Long An, Đà Nẵng, Gia Lai, với khoảng 30.000 lượt thí sinh. Hồi giữa tháng 8, Đại học Sư phạm TP HCM thông báo thay đổi cấu trúc của 5 trong 6 môn thi. Đề thi Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học gồm 40 câu, chia thành ba phần, thay vì 50 câu với hai phần như trước đây.

Với môn Ngữ văn, đề gồm 22 câu ở ba phần: đọc hiểu (trắc nghiệm); viết đoạn văn ngắn; bài luận. Trong đó, phần viết đoạn văn ngắn là yêu cầu mới.

Nhìn chung, nội dung đề vẫn bám sát chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó kiến thức lớp 12 chiếm khoảng 70-80%.

Đại học Sư phạm TP HCM dự kiến bỏ xét học bạ hoàn toàn

Ông Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm TPHCM (trái) và ông Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng trường Đại học Công Thương TPHCM ký kết hợp tác tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Ảnh: T.Phong

Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm TP HCM năm 2025 sẽ được 7 trường dùng xét tuyển đầu vào, gồm: Đại học Công thương TP HCM, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Hà Nội 2, các trường sư phạm trực thuộc Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Vinh.

Theo Lệ Nguyễn/VNExpress

Tin cùng chuyên mục

Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Chính phủ đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM về Bộ GD-ĐT để quản lý. Đồng thời, giao 2 đại học quốc gia đề xuất phương án sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong.
8 chương trình giáo dục đã được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bản thân để tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, hình thức đào tạo từ xa, ứng dụng công nghệ vào dạy và học đang được các trường đẩy mạnh quy mô tuyển sinh. Từ năm 2024, quy chế về đào tạo từ xa cũng được Bộ GD-ĐT quy định chặt chẽ nhằm kiểm soát về chất lượng của hệ đào tạo này.
Thống kê tại hơn 120 trường đại học của Việt Nam ở năm học 2023-2024, chỉ có hơn 5.000 sinh viên quốc tế theo học dài hạn, tức mỗi trường chỉ có khoảng 40 sinh viên.
Dự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm mới so với thông tư trước đây. Lợi cũng có mà hại cũng nhiều.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.