Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến có ba phương thức tuyển sinh, ba đợt thi đánh giá tư duy năm 2023

Năm 2023, trường Đại học Bách khoa Hà Nội giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh, nhưng tăng số đợt thi đánh giá tư duy.

Đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, trường đã lên kế hoạch giữ ổn định ba phương thức tuyển sinh trong năm 2023: Xét tuyển tài năng, xét điểm kỳ thi đánh giá tư duy và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến được tổ chức 3 đợt, vào tháng 5, 6 và 7 năm 2023, tăng 2 đợt so với các năm trước. Năm ngoái, kỳ thi này thu hút hơn 7.100 thí sinh tham dự, hơn 20 trường sử dụng kết quả để xét tuyển.

PGS.TS Trần Trung Kiên – Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, hiện vẫn chưa công bố chỉ tiêu và các điều kiện xét tuyển cụ thể cho từng phương thức và sẽ công bố cụ thể vào tháng 12.

Được biết, năm 2022, trường dành 10-20% trong gần 8.000 chỉ tiêu để xét tuyển tài năng, 50-60% cho kết quả thi đánh giá tư duy, còn lại dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Năm 2022, điểm chuẩn theo kết quả thi tốt nghiệp của trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ 23,03 đến 28,29. Ngành Kỹ thuật máy tính có đầu vào cao nhất. Hai ngành có điểm chuẩn cao tiếp theo là Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa 27,61 và Công nghệ thông tin (Việt - Nhật) 27,25.

Các ngành có đầu vào thấp nhất là Kỹ thuật hóa học, Kỹ thuật in, Kỹ thuật môi trường, Quản lý tài nguyên và môi trường.

Học phí dự kiến đối với khóa nhập học năm 2022 (K67) là 24 đến 30 triệu đồng một năm đối với chương trình chuẩn (tùy ngành học); 35-60 triệu đối với các chương trình ELITECH; 42-45 triệu với chương trình song bằng Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế. Riêng chương trình đào tạo quốc tế, học phí là 25-30 triệu đồng một kỳ. Các mức này có thể được điều chỉnh cho các năm học sau, nhưng không tăng quá 8% mỗi năm.

Theo Đỗ Hợp/TNO

 

Tin cùng chuyên mục

PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định năm 2024, Đại học này sẽ công bố Đề án tuyển sinh sớm hơn mọi năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh trong định hướng ôn tập, lựa chọn ngành/nghề vào học.
Năm 2024, dù cách thức tuyển sinh đầu vào của các trường ĐH cơ bản giữ ổn định nhưng vẫn có nhiều điểm mới thí sinh cần lưu ý. Đáng chú ý là việc mở thêm các ngành đào tạo mới thích ứng với nhu cầu xã hội.
“Với phương thức thi 2+2, quan niệm về khối thi truyền thống không còn nữa. Cho nên các trường đại học nếu tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì chắc sẽ phải chọn các tổ hợp khác”- GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội nói.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT),
Bộ GD-ĐT đã công bố phương án chính thức về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn) và 2 môn được lựa chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).
Hôm qua, Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, (chương trình giáo dục phổ thông 2018). Đại diện các trường đại học (ĐH) khẳng định những thay đổi của kì thi tốt nghiệp không ảnh hưởng đến tuyển sinh. Vì hiện nay các trường đều đa dạng hóa các phương thức xét tuyển.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề