Đà Nẵng: Giá thực phẩm bình ổn giữa tâm dịch Covid-19

Đt dch Covid-19 ln th 3 bùng phát ti Đà Nng vi sng ca mc tăng nhanh, điu tra dch t phc tp, nhiu hàng quán, dch v buc phi đóng ca nhưng ti các ch, siêu th trên đa bàn, giá c thc phm và sc mua vn như ngày thưng. Đc bit, ngưi dân nâng cao ý thc trong vic tuân th các bin pháp phòng dch và đi ch bng th theo phiên nên không có cnh mua tích tr hàng hóa hay đ xô đến ch quá đông đúc…


Giá c thc phm gia tâm dch Covid-19 đưc bình n như ngày thưng. Ảnh: H.Giang

Ngưi dân tuân th phòng dch

Theo ghi nhận của PV, những ngày này, cùng với thực hiện kiểm soát việc ra vào chợ bằng thẻ của ban quản lý (BQL) các chợ, người dân Đà Nẵng khi đến chợ mua thực phẩm đều tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch như: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay và thực hiện đo thân nhiệt trước khi vào chợ.

Đi chợ theo phiên được cấp thẻ tại chợ Hòa An (P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu), chị Nguyễn Thị Hiền cho biết: “Thẻ được cấp 2 ngày 1 lần nhưng tôi thu xếp mua thức ăn trong 3 ngày để hạn chế việc đến chợ, tiếp xúc với người khác nhằm phòng dịch Covid-19 tốt hơn. Ở đợt dịch lần đầu xảy ra vào năm 2020, tôi cũng hơi lo lắng. Còn bây giờ mọi thứ đã trở nên bình thường hơn, quan trọng là mình và mọi người đều nêu cao ý thức phòng chống dịch Covid-19 thì sẽ không còn sợ gì nữa. Tôi thấy công tác phòng dịch từ cổng chợ cũng được BQL chợ thực hiện tốt, các tiểu thương và người đến chợ đều giữ khoảng cách, đeo khẩu trang đúng cách nên cũng an tâm hơn. Điều đáng mừng là giá cả thực phẩm như cá, thịt, rau củ quả đều như những ngày không có dịch. Không có mặt hàng nào tăng giá, hàng hóa lại dồi dào nên dễ mua”.

Tại chợ Đống Đa (Q.Hải Châu), sau khi mở cửa trở lại từ ngày 9-5, công tác phòng dịch được thắt chặt. Ngoài việc thu thẻ đi chợ để kiểm soát lượng người vào chợ, BQL chợ còn bố trí lực lượng đo thân nhiệt, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang đúng cách. Máy sát khuẩn tay tự động cũng được bố trí đầy đủ tại các cổng vào chợ. Tiểu thương Nguyễn Thị Chánh - quầy thịt bò, lô 6, đình 3 chợ Đống Đa - cho biết: “Được BQL chợ cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, nhắc nhở hàng ngày, tiểu thương ở chợ đều có ý thức mang khẩu trang. Bản thân tôi kể cả không có dịch cũng mang khẩu trang. Ngoài ra, tôi còn trang bị một bình rửa tay sát khuẩn riêng tại quầy để rửa tay thường xuyên, cứ khoảng 30-40 phút tôi rửa tay 1 lần để đảm bảo sát khuẩn. Tôi cũng như các tiểu thương khác đều được xét nghiệm Covid-19; chợ đã được khử khuẩn nên cũng yên tâm buôn bán lại. Tuy nhiên phải đề cao cảnh giác, thấy khách hàng đeo khẩu trang không đúng cách là nhắc nhở trước khi bán hàng cho họ”.

Tại tất cả chợ dân sinh trên địa bàn TP.Đà Nẵng đều đã thực hiện kiểm soát việc ra vào chợ bằng thẻ đi chợ, kiểm soát phòng dịch rất nghiêm ngặt. Ông Nguyễn Công An - Trưởng BQL chợ Đống Đa - chia sẻ, gần 100% tiểu thương của chợ đã đi bán sau khi chợ được mở cửa trở lại. Việc hoạt động của chợ tuân thủ nghiêm túc các quy định 5K. Tiểu thương, người dân nào đến chợ mà không chấp hành thì BQL nhất quyết không cho vào chợ. Tiểu thương vi phạm sẽ xử lý nghiêm, đã có một số tiểu thương bị yêu cầu tạm dừng hoạt động 5 ngày. Ngoài ra, BQL chợ cũng thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở qua loa phát thanh, bảo vệ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.

Đi ch ít, mua hàng online tăng

Giữa tâm dịch, việc đi lại bị hạn chế nhưng giá cả tại các chợ, siêu thị trên địa bàn Đà Nẵng đều bình ổn, không có tình trạng tăng cao. Chợ đầu mối Hòa Cường (P.Hòa Cường, Q.Hải Châu) là chợ cung cấp hàng sỉ cho tất cả các chợ trên địa bàn. Ông Diệp Hoàng Thông Anh - Trưởng BQL chợ - cho biết, bình quân mỗi ngày chợ nhập về 280 tấn hàng rau củ quả để phục vụ tiểu thương bán lẻ. Đây là mức nhập tương đối thấp so với các thời điểm không có dịch. Tuy nhiên giá cả không hề tăng, nguyên nhân do sức mua chậm, phần khác nguồn hàng hóa rất dồi dào được lấy từ các cánh đồng canh tác trên địa bàn TP và từ nhà sản xuất được ký kết từ các vựa rau củ khác như Đà Lạt…

Bà Nguyễn Thị Tuyết - một tiểu thương bán hàng rau củ tại chợ Hòa Cường - cho biết: “Dịch bệnh khiến người dân ít đi chợ nhưng không vì thế mà mình găm hàng đầu cơ, tăng giá. Khó khăn chung nên mỗi người phải chia sẻ cùng cộng đồng. Nguồn hàng cũng dồi dào nên tôi chỉ lấy đủ để bán cho từng phiên chợ. Bà con bây giờ đã vững tâm hơn khi xảy ra dịch, họ không còn lo ngăn sông cấm chợ nên ai đến chợ cũng chỉ mua đủ thức ăn cho 2 hoặc 3 ngày, đợi khi tấm thẻ đi chợ tiếp theo có hiệu lực”.

Tại các siêu thị, lượng mua tăng những ngày đầu có dịch nhưng giảm dần sau một thời gian ngắn, tuy nhiên lượng mua online ngày càng tăng cao. Ông Phan Thống - Giám đốc siêu thị Co.opmart Đà Nẵng - cho biết, những ngày đầu vừa có ca mắc Covid-19 thì lượng khách mua có đông nhưng không xảy ra chen lấn. Việc kiểm soát phòng chống Covid-19 được thực hiện nghiêm túc từ nhân viên đến khách hàng. Tất cả các mặt hàng đều được cung cấp đầy đủ. Nhìn chung người dân đã bình tĩnh hơn nên không tập trung đông như lần đầu tiên có ca mắc trên địa bàn. Đặc biệt đơn hàng online tăng 300% so với ngày thường, các mặt hàng được mua nhiều như thực phẩm tươi sống, khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn…

Để góp phần ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng, Sở Công thương Đà Nẵng đã lập danh sách hơn 140 hộ tiểu thương, đơn vị, hệ thống cửa hàng cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, suất ăn công nghiệp để người dân có nhu cầu và thuận tiện đặt hàng online, giao tận nhà nhằm hạn chế ra đường tiếp xúc nhiều người.

Hàn Giang

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú của các gian tư vấn tại Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2024 dành cho thí sinh.
Nằm trong chuỗi Chương trình tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh năm 2024 do tạp chí Giáo dục TP.HCM kết hợp với Sở GD – ĐT và Đài Phát thanh - truyền hình..
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhấn mạnh sự ra đời Câu lạc bộ (CLB) là sự kiện lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng với giáo dục đại học Việt Nam.
Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng DN kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (TVDH) lớn nhất cả nước. Để các DN hoạt động lành mạnh và phát triển bền vững, ngành giáo dục Thủ đô đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp; đồng thời lắng nghe ý kiến từ cơ sở.
Phát triển dựa vào khoa học công nghệ, trong đó có chuyển đổi số, phát triển ngành bán dẫn là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Sáng 15/12, trường đại học Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến lần thứ 8, trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tầm nhìn 2045.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề