Đã có 702.762 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trên hệ thống của Bộ GD-ĐT

Tính đến 12g ngày 29/7, số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trên hệ thống của Bộ GD-ĐT là 702.762 thí sinh, tăng 60.000 so với năm trước.

Bộ GD-ĐT cho biết, hiện hệ thống trong những qua hoạt động ổn định. Thời điểm kết thúc đăng ký xét tuyển của thí sinh trên hệ thống của Bộ GD-ĐT là 17g ngày 30/7.

Theo kế hoạch của bộ, tất cả các thí sinh tham gia xét tuyển đại học cần phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển đợt 1 của tất cả các phương thức trên hệ thống chung trong khoảng thời gian từ ngày 18/7 đến 17g ngày 30/7.

Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 tại TPHCM - Ảnh: Nguyễn Loan

Trong thời gian này, thí sinh được quyền điều chỉnh nguyện vọng không giới hạn số lần nên có thể thao tác và thực hiện điều chỉnh nhiều lần nếu có sai sót hoặc muốn thay đổi so với đăng ký ban đầu.

Sau khi thi xong, thí sinh nên ước lượng điểm thi, rà soát lại các nguyện vọng đã đăng ký ban đầu, tham khảo điểm chuẩn các ngành, các trường những năm trước.

Sau đó, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến từ ngày 31/7 đến 17g ngày 6/8.

Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành lọc ảo từ ngày 13/8 đến 17g ngày 17/8. Chậm nhất đến 17g ngày 19/8, các trường đại học, cao đẳng phải hoàn thành việc công bố điểm chuẩn và kết quả xét tuyển đợt 1.

Theo Nguyễn Loan/ Phụ nữ TP.HCM

Tin cùng chuyên mục

Theo các nhà giáo, hiện nay học sinh đang “chạy” theo nhiều kỳ thi riêng, ôn thi các loại chứng chỉ rất vất vả, áp lực, tốn kém... Mặt khác, điều này cũng khiến học sinh vùng khó khăn thiệt thòi vì giảm cơ hội tuyển sinh vào các trường mong muốn.
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, việc thiết kế phương án thi, trong đó các môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ khó đánh giá được đúng năng lực của người học.
Với những dự kiến thay đổi lớn về phương thức xét tuyển, quy đổi điểm về một thang điểm chung trong đợt xét tuyển chung với điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm sàn khối ngành sức khỏe và sư phạm..., nhiều trường đã lên kịch bản điều chỉnh các phương án xét tuyển để không bị động nếu như những thay đổi của quy chế tuyển sinh năm 2025 được áp dụng trong năm nay.
Nhiều ý kiến đề nghị bỏ xét tuyển sớm để tạo công bằng cho thí sinh nên Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ cân nhắc việc này
Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 6 đợt thi Đánh giá năng lực (HSA) từ tháng 3-6/2025 và phục vụ 85.000 lượt thi; thí sinh đăng ký dự thi tối đa 2 lượt thi mỗi năm.
Năm 2025, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt xét tuyển cho các ngành đào tạo. Trường sử dụng điểm thi môn nào để xét tuyển vào từng ngành cụ thể?
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.