Cuộc thi quốc tế về nghiên cứu và thiết kế UAV lần đầu tiên được tổ chức tại trường ĐH Tôn Đức Thắng

Ngày 21/11/2024, tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã diễn ra Cuộc thi Quốc tế lần thứ nhất về nghiên cứu và thiết kế thiết bị bay không người lái (UAV Competition 2024). Đây là Cuộc thi quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam trong lĩnh vực này dành cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các trường đại học trong nước và quốc tế.

Cuộc thi đã quy tụ sự tham gia của 9 đội thi đến từ các trường: Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Học viện Hàng không Việt Nam, Đại học Kỹ thuật Ostrava và Đại học Tomas Bata của Cộng hoà Séc.

Cuộc thi quốc tế về nghiên cứu và thiết kế UAV lần đầu tiên được tổ chức tại trường ĐH Tôn Đức Thắng

Cuộc thi sẽ diễn ra 2 ngày 21 và 22/11) tại Nhà thi đấu đa năng của Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhằm tìm ra đội tốt nhất. 09 đội thì từ 05 trường đại học sẽ tranh tài để giành một chiếc cúp và theo đuổi những tham vọng chung. Sự kiện khuyến khích sinh viên khám phá các ứng dụng UAV trong thế giới thực, phát triển các kỹ năng kỹ thuật tiên tiến và nuôi dưỡng cam kết mạnh mẽ về an toàn và đạo đức trong hoạt động UAV. Những mục tiêu này phù hợp với sứ mệnh của Cuộc thi là kết nối nhu cầu giáo dục và nhu cầu của ngành, đồng thời trao quyền cho sinh viên thúc đẩy những tiến bộ trong công nghệ UAV.

Cuộc thi quốc tế về nghiên cứu và thiết kế UAV lần đầu tiên được tổ chức tại trường ĐH Tôn Đức Thắng

Ban tổ chức trao kỷ niệm chương cho các đội thi và đại diện Tổ trọng tài

Chủ đề Cuộc thi lần thứ nhất này được các thành viên đồng tổ chức thống nhất gồm: Định vị và thả (Navigate and drop) với mục đích phát triển một hệ thống thiết bị bay không người lái, cho phép thả hoặc bắn các quả bóng trúng các mục tiêu trên mặt đất. Năm mục tiêu bao gồm 4 mục tiêu thả bóng (drop target) và 01 mục tiêu khung thành (goal target), mỗi mục tiêu có đường kính khác nhau và các UAV phải thực hiện việc thả hoặc bắn các trái banh từ cao độ nhất định so với mục tiêu (trên 5m so với mặt sàn nhà thi đấu) với độ chính xác cao nhất có thể. Chủ đề này xuất phát từ ý tưởng dùng các thiết bị UAV để vận chuyển hàng hóa, vật dụng cứu trợ đến các khu vực bị cô lập (do thiên tai, hỏa hoạn…).

Cuộc thi quốc tế về nghiên cứu và thiết kế UAV lần đầu tiên được tổ chức tại trường ĐH Tôn Đức Thắng

Cuộc thi quốc tế về nghiên cứu và thiết kế UAV lần đầu tiên được tổ chức tại trường ĐH Tôn Đức Thắng

Các đội chuẩn bị và thực hiện phần thi của mình

Trong bối cảnh hiện nay, máy bay không người lái là công nghệ hiện đại được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quân sự, giao thông, nông nghiệp, hậu cần,... có thể nói Cuộc thi mang đến ý nghĩa rất thiết thực cả về lý thuyết và thực tiễn cho lĩnh vực này.

T.Xuân/ Nguồn: TDTU

Tin cùng chuyên mục

Ngày 25/11/2024, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã tổ chức bốc thăm thứ tự biểu diễn và sinh hoạt thể lệ Liên hoan âm nhạc học sinh, sinh viên năm 2024. Đây là lần đầu tiên ĐHQG-HCM tổ chức liên hoan âm nhạc cho học sinh, sinh viên trong toàn hệ thống.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, chuẩn đầu ra ngoại ngữ được xác định theo khung trình độ quốc gia Việt Nam ban hành năm 2016. Trong đó, yêu cầu người có bằng đại học đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3/6, tương đương trình độ B1 theo khung trình độ châu Âu. Thực tế, có không ít sinh viên chậm tốt nghiệp từ vài tháng đến cả năm do không đạt mức chuẩn tối thiểu này.
Sau hơn một tháng phát động, cuộc thi hùng biện – tranh biện “Tiếng nói Xanh” mùa 2 do Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup tổ chức đã thu hút hơn 2.100 đơn đăng ký
Không chỉ tập trung đào tạo kiến thức, các trường đại học (ĐH) còn rất chú trọng đến việc rèn luyện sức khỏe cho sinh viên. Mục tiêu này được các trường cụ thể hóa bằng những việc làm cụ thể.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã tổ chức khai mạc Liên hoan “Tiếng hát sinh viên” năm 2024, thu hút sự tham gia và cổ vũ của đông đảo sinh viên toàn Trường.
Ngày 11/11/2024, Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG-HCM đã khai mạc Tuần lễ Đổi mới sáng tạo năm 2024 với mục tiêu tạo dựng môi trường sáng tạo, khơi dậy tinh thần đổi mới và kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.