Công bố điểm sàn khối ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe vào ngày 25-7

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong kỳ tuyển sinh năm 2023, Bộ vẫn sẽ quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (điểm sàn) khối ngành đào tạo giáo viên và khối ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề. Các ngành đào tạo khác do các cơ sở đào tạo quy định theo tinh thần tự chủ.

Ngày 25-7-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố điểm sàn khối ngành đào tạo giáo viên và khối ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề. Đây là căn cứ để các cơ sở đào tạo có các nhóm ngành này xây dựng mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển và tổ chức xét tuyển theo quy định.

Năm 2022, mức điểm sàn của khối ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học là 19,0 điểm, bằng với năm 2021. Mức điểm sàn của khối ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng là 17,0 điểm, đã cộng điểm ưu tiên, không nhân hệ số, cũng bằng năm 2021. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, các trường có ngành đào tạo giáo viên sử dụng phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông không được lấy điểm chuẩn dưới sàn.

Từ năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu có quy định riêng về ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với khối ngành đào tạo giáo viên. Quy định này xuất phát từ thực tế tuyển sinh năm trước đó có một số trường sư phạm lấy điểm chuẩn thấp, thậm chí có trường chỉ lấy 3 điểm mỗi môn.

Theo Minh Đức/ HNMO

Tin cùng chuyên mục

Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tiếp tục được giữ ổn định trong năm 2024 và định hướng năm 2025 tiếp tục mở rộng quy mô, điều chỉnh cấu trúc đề thi để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định năm 2024, Đại học này sẽ công bố Đề án tuyển sinh sớm hơn mọi năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh trong định hướng ôn tập, lựa chọn ngành/nghề vào học.
Năm 2024, dù cách thức tuyển sinh đầu vào của các trường ĐH cơ bản giữ ổn định nhưng vẫn có nhiều điểm mới thí sinh cần lưu ý. Đáng chú ý là việc mở thêm các ngành đào tạo mới thích ứng với nhu cầu xã hội.
“Với phương thức thi 2+2, quan niệm về khối thi truyền thống không còn nữa. Cho nên các trường đại học nếu tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT ...
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT),
Bộ GD-ĐT đã công bố phương án chính thức về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn) và 2 môn được lựa chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề