“Coi sự hài lòng của người dân là thước đo của lãnh đạo”

Đây là nhấn mạnh trong chương trình hành động ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV của ông Nguyễn Thiện Nhân - Đại biểu Quốc hội khóa XIV, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM.


Các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026, đơn vị bầu cử số 6 - quận Bình Tân

Ngày 16-5, UBND - Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bình Tân tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026, đơn vị bầu cử số 6 - quận Bình Tân.

Dự cùng ông Nguyễn Thiện Nhân còn có các ứng cử viên: Hà Phước Thắng - Ủy viên BCH Đảng bộ, Ủy viên Ban cán sự Đảng Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng UBND TP; Lê Thị Thu Hương - Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Giao thông Vận tải, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Dương Ngọc Hải - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM; Nguyễn Thị Minh Hồng, Bí thư Đảng ủy Khối ĐH, CĐ TP.HCM, Bí thư Đảng ủy Trường, Chủ tịch Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

Trong chương trình hành động ứng cử đại biểu Quốc hội, ông Nguyễn Thiện Nhân, cho biết sẽ phát huy kinh nghiệm hơn 50 năm tham gia cách mạng cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ liên quan đến TP.

Ông sẽ cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TP và phối hợp với HĐND TP, MTTQ Việt Nam TP giám sát sự phát triển của TP trên các lĩnh vực, đặc biệt là các vấn đề cử tri quận Bình Tân và TP.HCM quan tâm như: bảo vệ môi trường, xử lý rác bằng công nghệ hiện đại, xây dựng TP sạch và xanh; xây dựng các đường vành đai, tàu điện ngầm, phát triển hệ thống xe buýt công cộng, hình thành giao thông thông minh; phát triển các chung cư an toàn, đảm bảo quyền lợi của người dân ở chung cư.

Cùng với, ông sẽ tham gia giám sát công tác phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội; phát triển giáo dục và y tế chất lượng cao, thông minh; nâng cao đời sống của công nhân và người lao động; mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và di sản văn hóa Hồ Chí Minh; chăm lo, phát huy vai trò sáng tạo và xung kích của thanh niên; thực hiện đô thị thông minh, thu hút mạnh đầu tư của Nhân dân và của nước ngoài, thực hiện kinh tế số, xã hội số. Đặc biệt, ông luôn coi sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp là thước đo quan trọng nhất để đánh giá sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền và làm chủ của Nhân dân…

Từng là đại biểu HĐND TP khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021, ứng cử viên Hà Phước Thắng cho biết, nếu được cử tri tín nhiệm bầu đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ tới, ông sẽ tích cực tham gia, đóng góp trách nhiệm trong các kỳ họp của Quốc hội; tham gia thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội như: lập hiến, lập pháp; quyết định chính sách đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước; quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước.

Ông sẽ tham gia tích cực các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM. Tiếp tục đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành các thể chế, chính sách tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho TP.HCM. Đặc biệt, ông sẽ thường xuyên đi cơ sở để nắm sát tình hình thực tế địa phương và ghi nhận những ý kiến của Nhân dân; phối hợp chặt chẽ với Tổ đại biểu HĐND TP, Ủy ban MTTQ Việt Nam tại địa phương nơi ứng cử để cùng tham gia giám sát việc thực hiện quy định pháp luật của các cơ quan Nhà nước, góp phần thực hiện tốt nhất quyền làm chủ của Nhân dân;…


Cử tri ý kiến tại Hội nghị tiếp xúc cử tri với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026, đơn vị bầu cử số 6

Tại hội nghị, các cử tri đánh giá cao tiểu sử tóm tắt và chương trình hành động của các ứng cử viên với mục tiêu chung muốn được đóng góp sức lực, trí tuệ, kinh nghiệm vào phục vụ Nhân dân.  Các cử tri cho rằng đại biểu Quốc hội được xếp trong vị trí người đại diện cho ý chí nhân dân, thay nhân dân thực hiện quyền lực. Nếu ứng cử viên trúng cử phải thay nhân dân thể hiện ý chí trên nghị trường Quốc hội; tham gia hiến kế, đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, chăm lo, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Trên cơ sở này, các cử tri gửi gắm nhiều kỳ vọng đến các ứng cử viên. Cử tri Phùng Thị Thêm mong ứng cử viên trúng cử sẽ quan tâm các chính sách hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế, nhất là nữ công nhân; quan tâm người yếu thế trong xã hội, nhất là người thu nhập thấp. Cử tri Tống Thế Kỷ mong ứng cử viên trúng cử sẽ dành nhiều thơi gian đi cơ sở tìm hiểu thực tế để nắm bắt việc triển khai các dự án, thực thi pháp luật có phù hợp không. TP đang hướng đến xây dựng là trung tâm tài chính, trung tâm phát triển kinh tế của cả nước, đòi hỏi các “đại biểu tương lai” tăng cường giám sát việc thực hiện có trọng tâm, trọng điểm để TP hoàn thành chương trình, chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra.

Một số cử tri khác kiến nghị ứng cử viên trúng cử quan tâm xóa bỏ tệ nạn xã hội trên địa bàn TP như bài bạc, ma túy; quan tâm phát triển mảng xanh, văn hóa, GD-ĐT. Cử tri Nguyễn Ngọc Tuyết cho biết, bạo lực học đường, xâm hại tình dục học sinh xảy ra ngày càng nhiều, là vấn đề đang gây nhức nhối trong xã hội. Các đại biểu cần quan tâm, có giải pháp giải quyết rốt ráo hơn để đảm bảo các em đến trường lành mạnh, an toàn…

Trước nhận xét và gửi gắm của cử tri, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội bày tỏ cảm ơn và cho biết ý kiến cử tri nêu ra hết sức sâu sắc, bám thực tiễn cuộc sống, sự phát triển của TP và đất nước. Các ứng cử viên hứa sẽ thực hiện đúng nhiệm vụ, chức trách dù có trúng cử hay không trúng cử đại biểu Quốc hội.

Minh Phương

Tin cùng chuyên mục

Năm học 2023 - 2024, Nghệ An tăng 7.226 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10. Tại TPHCM, áp lực với học sinh thi vào lớp 10 cũng khốc liệt khi có đến 20.000 thí sinh rớt khỏi “đường đua vào trường công”.
Theo công bố của Bộ GD-ĐT tại hội nghị tuyển sinh 2024, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa và Phú Yên có hai năm liên tiếp nằm trong top 10 tỷ lệ vào ĐH trên tổng số thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2023.
Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 2 áp dụng mức học phí theo Nghị định 97 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lí học phí. Học phí trở thành nỗi lo của thí sinh khi tham gia xét tuyển sinh năm nay, nhất là nhóm trường Y Dược gần như đã tự chủ.
Từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc mà trở thành môn lựa chọn. Theo các chuyên gia, dù chọn thi ngoại ngữ hay không thì những thí sinh có nguyện vọng học đại học cũng không nên bỏ bê, sao nhãng môn này.
Trường ĐH Công Thương TP.HCM công khai kết quả tốt nghiệp của sinh viên được xét tuyển từ học bạ khiến nhiều người bất ngờ.
Hai năm trước, 3 trường ĐH bách khoa và 10 trường ĐH về kinh tế đã có những ký kết hợp tác về việc trao đổi sinh viên trong nước, nhưng đến nay số lượng tham gia còn rất ít, thậm chí có nơi chưa tổ chức được khóa học do chưa có sinh viên nào đăng ký.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề